Cách xử sự gây sốt của cô giáo khi phát hiện HS dùng điện thoại

Sự kiện: Giáo dục

Một đoạn clip ghi lại cảnh một cô giáo đang nhắc nhở học trò về việc dùng điện thoại trong lớp hóm hỉnh nhưng đầy nhân văn, thuyết phục

Với giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn khuyên nhủ, cô giáo không những không tịch thu "tang vật", la mắng, trách phạt mà còn dành thời gian phân tích tác hại của việc nghiện điện thoại khi còn trên ghế nhà trường.

"Chỉ lâu lâu nhắn tin với bồ thôi nha. Còn lại nhiệm vụ bây giờ là em phải học… Cô nói nghiêm túc, thật lòng này. Em thi xong đi rồi em ôm điện thoại tối ngày luôn không ai nói gì, nhen". Dẹp đi nha, kể cả ở lớp lẫn ở nhà", cô khuyên nhủ.

Cô giáo khuyên học sinh không nên dùng điện thoại trong giờ học

Thời gian qua, sau loạt hình phạt bạo hành thể chất và tinh thần của thầy cô đối với học sinh, dư luận quan tâm vấn đề hình phạt cho học sinh phạm lỗi.

Nói về hình phạt đối với học sinh mắc lỗi, ThS Nhan Thị Lạc An, Phó trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho rằng đối với học sinh, mối quan hệ bạn bè, thầy cô rất quan trọng (vì phần lớn thời gian các em ở trường) nên những điều xảy ra trên lớp đều có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển nhân cách con người học sinh. "Những ấn tượng tốt đẹp, những hành vi khích lệ, những mối quan hệ tốt đẹp ... sẽ giúp phát triển những tính cách tốt, nhân cách tốt", cô An nói.

Về việc phạt đến giới hạn nào để răn dạy học sinh mà không tạo bức xúc cho phụ huynh, ảnh hưởng tâm lý trẻ, ThS Lạc An cho rằng việc phạt học sinh trong trường rất đa dạng, tùy thuộc tình huống, học sinh, giáo viên, học trò mẫu giáo khác với học sinh cấp 2, 3 và đại học. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mục đích của việc trách phạt. Chúng ta cần phân biệt hai mục đích khác nhau của trách phạt, là: Để hành vi lỗi của học trò không được tái phạm hay mục đích hạ nhục học trò, phạt cho bỏ ghét.

Theo ThS Lạc An, trong việc phạt học sinh cần phải đặt tiêu chí tôn trong học sinh. "Hành vi của học trò là sai, chứ không phải con người em sai. Tôn trọng nhân phẩm con người là kim chỉ nam cho việc phạt", cô An nói.

Theo ThS An, đối với những trường học học sinh ngổ ngáo, mất trật tự hoặc không chú ý bài giảng (như trường hợp dùng điện thoại trong lớp học trên đây), đầu tiên là giáo viên cần nhẹ nhàng khuyên nhủ, giảng giải cho các em hiểu hành vi của mình ảnh hưởng bản thân và những người xung quanh. Nếu còn tái phạm, hoặc giáo viên lấy đi quyền lợi của em ấy hoặc mang đến cho em ấy điều khó chịu mà em không muốn nhận (phạt quét dọn, phạt lao động công ích...).

Thực hư chuyện cô giáo bắt học sinh ngậm dép vì đùa giỡn trong giờ học

Trên mạng xã hội đang xôn xao câu chuyện một giáo viên dạy tiếng Anh trường tiểu học Sông Lô, TP.HCM phạt học sinh ngậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN