Cách xử lý khôn ngoan với trẻ hay nói dối

Sự kiện: Dạy con

Nhiều khi trẻ con nói dối vì chúng sợ nói thật sẽ bị phạt. Hãy khuyến khích con nói thật bằng cách đơn giản dưới đây để trẻ không còn sợ hãi, tự tin chia sẻ, mở lòng.

"Con chó (mèo, bạn A) vẽ trên trường chứ không phải con", câu nói mà chắc người làm cha làm mẹ nghe rất nhiều từ những đứa trẻ mới chỉ học mẫu giáo. 

Theo tờ indianexpress, cha mẹ sẽ lo lắng vì hành vi nói dối của con nhưng dưới đây là những nhận định, lời khuyên của các chuyên gia  từ trung tâm Footprint, chăm sóc trẻ em uy tín ở Ấn Độ về vấn đề này.

Từ quan điểm phát triển, nói dối ở trẻ nhỏ hiếm khi là một lý do để cha mẹ lo lắng. Điều này cho thấy rằng đứa trẻ đã phát triển nhận thức, hiểu được sự khác nhau về cảm nhận và niềm tin của mỗi người. 

Tuy nhiên, khi lớn lên, đứa trẻ tiếp tục nói dối thì cha mẹ nên xem xét và nghiêm cứu cư xử cho thích hợp.

Cách xử lý khôn ngoan với trẻ hay nói dối - 1

Tại sao trẻ nói dối?

Khác với thực tế là ở trẻ nhỏ nói dối là một dấu hiệu của sự phát triển nhận thức, khi lớn lên, trẻ sẽ nói dối vì mục đích, lý do khác nhau. Thông thường nói dối để có được một cái gì đó chúng muốn là phổ biến nhất. Tuy nhiên, cũng có một số lý do khác.

Trẻ thường xuyên nói dối để đạt được sự chấp thuận và nâng cao lòng tự trọng. Đôi khi, trẻ nói dối cũng có thể là một nỗ lực để gây sự chú ý. Ví dụ như một đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng nói dối bị ốm để được bố mẹ quan tâm.

Hoặc có thể những lời nói dối của trẻ chỉ là do sự bốc đồng, bản tính không suy nghĩ trước khi nói. Trẻ em thường xuyên pha trộn giữ cuộc sống thực với thế giới tưởng tượng của chúng. Do đó, điều quan trọng là xác định bản chất thực sự của lời nói dối. Dưới đây là một số điều cha mẹ nên làm trong tình huống con trẻ nói dối.

Có một cuộc đối thoại cởi mở

Cha mẹ nên nói chuyện với con trẻ về tình huống cụ thể,  nói về khả năng gây hại như thế nào. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ là một chặng đường dài, hàng ngày cha mẹ nên lồng ghép những câu chuyện để trẻ thấm nhuần ý thức đúng sai.

Đọc những câu chuyện cho trẻ về đức tính ngay thắng, sự dối trá có thể gây ra hậu quả nghư thế nào, truyền thông điệp đúng đắn cho trẻ.

Khuyến khích trí tưởng tượng nhưng không nói dối

Nếu trẻ kể cho bạn một câu chuyện khó tin, thay vì phản bác bạn có thể khen con rằng nó giàu trí tưởng tượng và có thể biến thành một cuốn sách, từ đó truyền năng lượng sáng tạo của chúng.

Đảm bảo hình phạt không quá mức

 Chỉ trích trẻ là kẻ chuyên nói dối và đưa ra những hình phạt quá mức thường không đem lại hiệu quả. Quy tắc cha mẹ cần nhớ tuân theo đó là quy tắc ngón tay cái. Đưa ra một hình phạt cần phải đảm bảo cho trẻ cơ hội quay lại để thực hiện hành vi sửa lỗi.

Cả ngàn phụ huynh hối hận vì đã không dạy con thói quen này sớm hơn

Gieo gặt thói quen hình thành tính cách, đó là lý do vì sao bố mẹ nên sớm hình thành cho trẻ những thói quen tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dung ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN