Cách nói thi THPT quốc gia là kỳ thi 2 trong 1 là chưa đầy đủ

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, đã khẳng định như trên tại buổi gặp mặt với báo chí phía Nam tại Vũng Tàu ngày 29-9.

Ông Trinh nhấn mạnh: “Nói kỳ thi 2 trong 1 là chưa trọn nghĩa, chưa đầy đủ sứ mệnh về kỳ thi THPT quốc gia. Tôi khẳng định kỳ thi THPT quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở của Nghị quyết 29 và Nghị quyết 44 của Chính phủ. Tôi vẫn phải nhắc lại Nghị quyết 29 nói đổi mới hình thức thi xét tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng đảm bảo độ trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh, lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT đồng thời làm cơ sở để tuyển sinh đại học và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp”.

Cách nói thi THPT quốc gia là kỳ thi 2 trong 1 là chưa đầy đủ - 1

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, khẳng định việc nói kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi 2 trong 1 là chưa đầy đủ. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Ông Trinh cho biết thêm tại sao lại để xét tốt nghiệp THPT. Bởi vì Luật Giáo dục quy định rõ các em học sinh khi kết thúc 12 năm học phải dự một kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó Luật Giáo dục cũng quy định các trường đại học phải tự chủ trong tuyển sinh. Vì thế, nếu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức kỳ thi đại học là phạm luật. Cho nên Bộ GD&ĐT không tổ chức kỳ thi đại học.

“Mà chúng tôi bám theo tinh thần trên, chủ yếu Nghị quyết 44 đề cập đến việc tiến tới tổ chức kỳ thi chung lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở, căn cứ để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh. Cho nên việc xét tốt nghiệp THPT là quy định của Luật Giáo dục” - ông Trinh nói.

Cũng theo ông Trinh, tại sao việc xét tốt nghiệp THPT lại sử dụng cả phần điểm học bạ. Nghị quyết 29 cũng nêu rõ kết hợp đánh giá trong quá trình và kết hợp với đánh giá cuối kỳ để xét tốt nghiệp. Để đánh giá được kết quả của học sinh là một quá trình liên tục từ lúc xuất phát cho đến khi về đích và việc sử dụng điểm học bạ kết hợp với thi sẽ đưa đến một kết quả chính xác, công bằng cho việc xét tốt nghiệp THPT.

Cách nói thi THPT quốc gia là kỳ thi 2 trong 1 là chưa đầy đủ - 2

Bộ GD&ĐT tổ chức một buổi gặp mặt trao đổi thông tin với báo chí phía Nam vào ngày 29-9 tại Vũng Tàu. Tại đây, ông Mai Văn Trinh cho biết kỳ thi THPT chủ yếu xét tốt nghiệp và làm căn cứ, cơ sở để các trường đại học sử dụng trong tuyển sinh. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Nếu kỳ thi này còn đảm bảo độ tin cậy, nó phân hóa được trình độ của học sinh thi hơn 300 trường đại học và các trường cao đẳng ở Việt Nam sử dụng trong tuyển sinh. Và hiện nay việc sử dụng kết quả này rất đa dạng. Nhiều trường sử dụng để sơ tuyển, có trường còn kết hợp với phỏng vấn, đánh giá năng lực. Như vậy nó đúng với việc căn cứ để tuyển sinh theo tinh thần của nghị quyết.

Tuy nhiên, ông Trinh cũng cho rằng như vậy vẫn chưa đầy đủ mục tiêu của kỳ thi. Mục tiêu quan trọng là điều chỉnh quá trình dạy học. “Trước đây, nếu không thi, chất lượng giáo dục công dân, lịch sử chắc chưa được như mấy năm vừa qua. Cho nên tôi không đồng ý với việc nói kỳ thi THPT quốc  gia là 2 trong 1 vì nó không phản ánh đúng bản chất, sai thì không sai nhưng không đầy đủ” - ông Trinh khẳng định.

Theo ông Trinh, tóm lại sau khi kết thúc 12 năm học sẽ tổ chức một kỳ thi để đánh giá được mức độ của học sinh, xem trình độ của học sinh sau 12 năm đến đâu. Cho nên chủ yếu vẫn là trình độ học vấn phổ thông.

Mặt khác, hiện việc các trường đại học tự tổ chức một kỳ thi là không đơn giản, vô cùng tốn kém và không kém phần rủi ro. Vì vậy, chừng nào kỳ thi THPT quốc gia còn chính xác, đảm bảo độ tin cậy thì các trường vẫn có thể yên tâm sử dụng. “Như tôi nói ban đầu chúng ta không thể bằng biện pháp hành chính bắt các trường lấy kết quả THPT để tuyển sinh vì các trường đã tự chủ nhưng họ thấy hợp lý và vẫn còn đảm bảo độ tin cậy thì có thể sử dụng. Cho nên sứ mệnh của chúng tôi là phải làm sao kỳ thi THPT quốc gia càng ngày càng tốt hơn, đảm bảo độ chính xác cao. Bộ sẽ sớm ban hành đề tham khảo để học sinh tiếp cận” - ông Trinh nói.

Thi THPT quốc gia: Bộ GD&ĐT sẽ chấm tập trung?

Bộ GD&ĐT vừa tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quyên ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN