Cách người đoạt giải Nobel Kinh tế dạy con quản lý tiền bạc, khác biệt thế này bảo sao con lớn lên dễ giàu có
Dù là giáo sư đại học chuyên ngành tài chính nhưng khi ở nhà ông cũng là một người cha, cũng phải đối mặt với thử thách giống như các bậc phụ huynh khác: Dạy con về tiền bạc.
Harry Markowitz là nhà kinh tế học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1990 và giải thưởng John von Neumann năm 1989. Markowitz là giáo sư đại học chuyên ngành tài chính. Ông cũng là thành viên ban tư vấn của Personal Capital, công ty đã có nhiều giải pháp tiến bộ giúp hàng triệu người Mỹ đạt được mục tiêu về hưu và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.
Markowitz cũng là một người cha. Điều đó có nghĩa ở nhà, khi 4 đứa con còn nhỏ, ông cũng phải đối mặt với thử thách giống như các bậc phụ huynh khác: Dạy con về tiền bạc.
Theo thông tin đã được đăng tải, ông Harry Markowitz thường cho con một khoản trợ cấp mỗi khi gia đình ông đi chơi đâu đó, để con học được cách chi tiêu với số tiền mình có.
Để dạy con về tiền bạc, mỗi lần đi chơi, ông cho con một khoản trợ cấp, để con học được cách chi tiêu với số tiền mình có. Ảnh minh họa
Khi được hỏi làm thế nào để dạy con tốt nhất về tài chính, Markowitz cho rằng, dạy con về những giới hạn của ngân sách là quan trọng nhất: "Thứ duy nhất tôi đã dạy con về tài chính khi chúng đang lớn là cho chúng một khoản trợ cấp nhưng chúng không thể mua mọi thứ mình muốn. Qua bài học đó, chúng sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc".
Ví dụ, khi cả nhà đi chơi ở một nơi nào đó, ông cho mỗi đứa con một số tiền nhất định, các con có thể dùng để mua sắm ở các cửa hàng đồ chơi, đồ lưu niệm. Nếu bọn trẻ chưa từng quen với việc lập ngân sách, chúng sẽ mua thứ đắt tiền nhất trong các cửa hàng. Thế nhưng, vì con ông đã được dạy rằng ngân sách ông dành cho chúng là có giới hạn, chúng sẽ suy nghĩ kỹ về những thứ mà chúng sẽ mua.
"Học cách chỉ tiêu trong giới hạn số tiền bạn có là một bài học rất ý nghĩa. Đó cũng là bài học mà nhiều người đến lúc lớn vẫn còn phải học", người cha này nói.
Vì sao nên dạy con về tiền bạc từ sớm?
Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm của giáo dục con cái, cũng giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình".
Doanh nhân người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki, tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo" nói: "Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát, và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Nếu để những người này giáo dục con bạn về tài chính, tôi sợ bạn và con cái của bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn".
Học cách tiêu tiền là một khóa học bắt buộc trong cuộc đời của trẻ em. Ảnh minh họa
Không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục con về tiền bạc. Trong quá trình lớn lên của trẻ, sự thiếu nhận thức đúng đắn về tiền bạc khiến trẻ không hiểu hết ý nghĩa của đồng tiền, không biết cách sử dụng tiền và dễ sai lầm.
Tỷ phú người Mỹ John D. Rockefeller từng cho biết, những đứa trẻ trong gia đình ông, bắt đầu từ 6 tuổi, sẽ được cho một khoản tiền tiêu vặt cố định hàng tuần, khoản tiền này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng. Tuy nhiên, trẻ phải ghi chép lại từng xu mình chi tiêu vào việc gì để cha mẹ kiểm tra. Trong quá trình đó, trẻ đã tự mình học cách chi tiêu, tiết kiệm và quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ, cũng như rèn luyện ý chí và khả năng trì hoãn sự hài lòng. Ngày nay, gia đình John D. Rockefeller đã duy trì được sự giàu có qua 6 thế hệ.
Thực tế đã chỉ ra, những đứa trẻ có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ sẽ biết cách giải quyết mối quan hệ giữa ham muốn và khả năng, sống cuộc sống của chính mình trong phạm vi cho phép. Những đứa trẻ như vậy sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai so với trẻ không biết tiêu tiền.
Học cách sử dụng tiền là của cải cả đời quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái. Thái độ kiểm soát tiền bạc của một người phản ánh khả năng kiểm soát và lập kế hoạch cho một cuộc sống độc lập trong tương lai. Vì vậy, thay vì dạy con làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền, tốt hơn là bạn nên dạy chúng tiêu tiền đúng cách.
Nguồn: [Link nguồn]
Có những thông điệp độc hại về tiền bạc do người lớn truyền cho trẻ mà không nhận ra đó là sai lầm nghiêm trọng.