Cách nào để khắc phục "rớt mạng" khi dạy và học trực tuyến?

Sự kiện: Giáo dục

Quá trình dạy và học trực tuyến, nhiều giáo viên, phụ huynh phản ánh tình trạng bị trục trặc do tín hiệu đường truyền kém làm gián đoạn giờ học.

Năm học 2021 - 2022 mới chỉ diễn ra được 1 tuần, song theo ghi nhận tại Hà Nội, quá trình dạy và học trực tuyến vẫn còn bộc lộ những khó khăn, trong đó có nguyên nhân khách quan về tín hiệu, đường truyền dẫn đến "rớt mạng", gián đoạn tiết học khiến cả giáo viên lẫn học sinh "loay hoay".

Theo chia sẻ của một số giáo viên dạy phổ thông, việc học trực tuyến là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay, song các tiết học chưa hiệu quả so với học trực tiếp là do những khó khăn về hạ tầng công nghệ cộng với ý thức tự học của học sinh chưa tốt. Sau thời gian dài học tập trực tuyến ở các năm học trước, học sinh hiện tại cũng đã nản với các tiết học khô khan, kém tương tác, mệt mỏi khi phải vùi đầu vào các thiết bị điện tử…

Cảm thấy chán nản khi các tiết học của con liên tục bị gián đoạn vì bị thoát ra do lỗi đường truyền, phần mềm… chị Thanh Hương (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Mỗi tháng bỏ vài trăm nghìn tiền internet, vậy mà giờ học của con liên tục bị trục trặc. Vào giờ học, gia đình không ai vào bất kỳ các thiết bị nào kết nối internet để đảm bảo cho con, nhưng giám sát 2 con học hễ một lúc lại kêu bố kiểm tra vì bị văng khỏi lớp học. Chưa kể, giáo viên cũng bị gián đoạn tín hiệu vì đường truyền, phần mềm miễn phí nên chưa đảm bảo chất lượng".

Học trực tuyến bị gián đoạn bởi tín hiệu đường truyền không ổn định. Ảnh minh họa: Q.A

Học trực tuyến bị gián đoạn bởi tín hiệu đường truyền không ổn định. Ảnh minh họa: Q.A

Các chuyên gia về công nghệ cho hay, hiện nay mạng Internet bị chập chờn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gói cước có tốc độ quá thấp trong khi các gia đình lại sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc. Chất lượng thiết bị phát wifi không tốt hoặc vị trí đặt thiết bị wifi quá xa so với nơi học tập, làm việc...

Chia sẻ về mẹo giúp ổn định tín hiệu, anh Lưu Tiến Huy - người đam mê và làm việc trong lĩnh vực công nghệ tại Hà Nội chia sẻ: "Phụ huynh chọn chỗ ngồi học gần cục phát wifi để đường truyền ổn định, không ở cách quá xa cục phát tín hiệu này. Nên hạn chế dùng các thiết bị ở một thời điểm. Có thể đăng ký nâng gói cước, 4G tốc độ cao cho con học, tuy nhiên phương án này khá tốn kém nên phụ huynh có thể lưu ý".

Ngoài giải pháp nâng cao chất lượng đường truyền internet, để học tập trực tuyến hiệu quả, GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh học sinh thiếu thốn thiết bị học trực tuyến, nhiều nơi sóng yếu, tốc độ đường truyền inernet chậm… cần tăng tường thực hiện phát sóng chương trình học tập trên truyền hình, giải pháp này cũng khá hiệu quả vì học sinh khi học trên truyền hình cũng bớt mệt mỏi hơn so với học trên điện thoại, laptop.

Trước những khó khăn trong quá trình dạy và học trực tuyến trên địa bàn, Sở TT&TT Hà Nội đã có văn bản gửi 5 doanh nghiệp viễn thông và UBND 17 quận, huyện đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông rà soát, triển khai cơ sở hạ tầng tại các khu vực chưa có sóng điện thoại di động, hoặc khu vực sóng yếu để nâng cao chất lượng đường truyền Internet, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ làm việc trực tuyến và dạy, học từ xa.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đề nghị các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả chương trình phát động quyên góp, ủng hộ "Sóng và máy tính cho em" của Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT. Huy động các nguồn lực tăng cường hạ tầng viễn thông, trang thiết bị, rà soát các điều kiện về công nghệ thông tin và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức hiệu quả dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Hơn 1,5 triệu học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến

Hiện nay, cả nước có gần 20 triệu học sinh phổ thông, trong đó có trên 7.350.000 học sinh, thuộc 26/63 tỉnh thành trong cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN