Cách giáo dục đặc biệt của gia đình gốc Hoa có 2 con được ví như thiên tài
Gia đình gốc Hoa này có cách dạy con đáng học hỏi, 2 người con đều đậu vào những trường hàng đầu của nước Mỹ.
Người anh được mệnh danh là "Học giả số 1 nước Mỹ"
Là con đầu trong gia đình, Doãn Vy Bác được bố uốn nắn rất kỹ ngay từ khi mới sinh ra. Nhận thấy con trai là người hay tò mò, nói nhiều, người bố Doãn Vĩnh Nghĩa bắt đầu tạo nhiều cơ hội để con trai trải nghiệm những điều mới mẻ.
Khi học trung học, Doãn Vy Bác đã gặt hái vô số những giải thưởng lớn như Intel International Grand Prix, Google International Science Award, National Writing Award, International Piano Competition Grand Prix và được mời tham gia lễ trao giải Nobel.
Khi phóng viên hỏi Doãn Vy Bác và cả bố anh “có cảm thấy vất vả khi cố gắng đạt giải thưởng không”, họ đều trả lời “không”.
Nói một cách khác, Doãn Vy Bác tham gia các cuộc thi chỉ vì có hứng thú, muốn trải nghiệm quá trình thi cử chứ không quan tâm tới kết quả. Đối với anh, giải thưởng chỉ là yếu tố phụ.
Với thành tính đứng đầu trường trung học, Doãn Vy Bác đã chọn lĩnh vực sinh học và y học để tiếp tục học cao hơn. Lĩnh vực này tuy rất thú vị đối với anh nhưng người khác cho rằng rất nhàm chán. Anh tin rằng, sự thành công của một người chính là giải quyết được những vấn đề của xã hội, giúp người khác nhận ra giá trị của họ.
Doãn Vy Bác đã phát minh ra một thiết bị có thể phát hiện sớm chứng xơ vữa động mạch. Với phát minh này, anh đã giành được giải thưởng cao quý nhất dành cho học sinh trung học ở Mỹ do Tổng thống ban tặng. Anh được 6 trường hàng đầu trong khối Ivy League, bao gồm cả Stanford và MIT gửi thư mời nhập học lẫn cấp học bổng.
Sau đó, Doãn Vy Bác cũng đã cố gắng hết sức để phát triển một thành phần nano có thể hỗ trợ điều trị ung thư, phát minh ra thiết bị cảm biến sinh học phát hiện kịp thời bệnh Alzheimer’s.
Từ nhỏ, Doãn Vy Bác đã luôn thể hiện mình là người giỏi toàn diện, có nền tảng kiến thức sâu rộng, giỏi cả nghệ thuật lẫn khoa học, yêu âm nhạc, piano và bơi lội…
Cuối cùng, Doãn Vy Bác đã chọn Đại học Stanford để tập trung vào việc nghiên cứu khoa học và học thuật. Anh hy vọng có thể tiếp tục mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Cô em tài năng nổi bật tại Đại học Vanderbilt
"Họ nói với rằng, anh trai tôi là một thiên tài và tôi nên như vậy".
Doãn Duy Na là em gái của Doãn Vy Bác, mặc dù chịu nhiều áp lực dưới cái bóng quá lớn từ anh mình nhưng cô cũng đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Cô nhận được nhiều lời mời từ những trường đại học danh tiếng của Mỹ bao gồm Đại học Cornell, Vanderbilt và California, Los Angeles.
Khác với anh trai, Doãn Duy Na có nhiều thành tích cao trong các môn thể thao như chạy đường dài, bơi lội. Cô tin rằng, tính các kiên trì sẽ được hoàn thiện thông qua việc chơi thể thao lâu dài. Chính sự kiên trì hướng nội này đã mang lại nhiều lợi ích cho cô trong quá trình học tập.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Doãn Duy Na còn đạt được nhiều thành tích đáng kể trong nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như sử dụng bã cà phê thải để lọc kim loại nặng trong nước uống đã thu hút được nhiều lời khen ngợi từ giới học thuật. Bài nghiên cứu của cô đã được trao giải thưởng lớn, đăng trên tạp chí của hHệp hội môi trường Mỹ và được mời tham gia các hội nghị học thuật và diễn thuyết.
Cuối cùng, Doãn Duy Na đã chọn Đại học Vanderbilt. Cô rất quan tâm đến sinh học và y học, muốn tạo ra những giải pháp cho các vấn đề y tế.
Phương pháp giáo dục đáng học hỏi từ người bố
Những gì Doãn Vy Bác và Doãn Duy Na đạt được có lẽ phần lớn nhờ vào các giáo dục của người bố - bác sĩ Doãn Vĩnh Nghĩa.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình học chứ không phải kết quả
“Quá trình quan trọng hơn kết quả, thói quen quan trọng hơn kiến thức”, Doãn Vĩnh Nghĩa chia sẻ.
Doãn Vĩnh Nghĩa nói thêm: "Từ nhỏ đến giờ bọn trẻ đã trải qua vô số cuộc thi, lần nào tôi cũng nhấn mạnh rằng, kết quả có tốt hay không không quan trọng. Kết quả ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân từ yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Điều các con cần nắm bắt chính là việc học tập một cách chăm chỉ”.
Ông nhấn mạnh điều quan trọng nhất là bạn đã nỗ lực như thế nào trong quá trình này? Bạn đã tìm thấy vấn đề của riêng mình? Đã đúc kết thêm kinh nghiệm chưa? Đây là thước đo của sự thành công và thất bại.
- Rèn luyện khả năng quan sát và tư duy của trẻ
Ở Mỹ, phần lớn các gia đình Trung Quốc sẽ cho con đến các lớp học thêm, trong khi đó Doãn Vĩnh Nghĩa tập trung vào việc trau dồi cho trẻ cách học, cách suy nghĩ và cách hình thành thói quen học tập tốt.
Ông tin rằng, kiến thức thuần túy truyền thụ chỉ có thể đáp ứng một mục đích thực dụng tạm thời, việc dạy trẻ em cách đối phó với việc học một cách chính xác từ cấp tiểu học sẽ mang lại lợi ích cả đời.
Ông thường xuyên đặt ra những câu hỏi khó để 2 đứa con của mình tự tìm câu trả lời. Ông cũng hướng dẫn con cái cách tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, nhằm phát triển khả năng khám phá và giải quyết vấn đề.
“Thực tế, đứa trẻ nào cũng có tài năng. Điều mà cha mẹ nên nghiêm túc suy nghĩ là làm thế nào để khơi dậy hứng thú tìm tòi, khả năng suy nghĩ, để từ đó phát hiện ra những ưu điểm của trẻ”, Doãn Vĩnh Nghĩa nói.
Ngoài ra, Doãn Vĩnh Nghĩa cũng rất coi trọng việc nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách của trẻ và cho rằng, điều này không phụ thuộc vào trình độ học vấn của cha mẹ. Ông thường đưa con cái đến nhà sách, thư viện… để chúng được hòa mình vào môi trường tri thức.
Hãy để trẻ coi việc đọc sách như một phần thưởng hạnh phúc, từ đó tiếp thêm động lực tích cực về “niềm vui đọc sách”. Bằng cách này, việc thích đọc có thể cải thiện kiến thức và tư duy của trẻ em, đồng thời cũng cải thiện kỹ năng viết.
- Giao tiếp bình đẳng giống như một người bạn
Thái độ không quan tâm đến danh tiếng và say mê nghiên cứu khoa học của Doãn Vy Bác cũng liên quan đến bố anh.
Doãn Vĩnh Nghĩa đặt rất nhiều nỗ lực vào mối quan hệ gia đình với con trai mình. Trong gia đình, không có cuộc đối thoại khuyên nhủ mà giống như một cuộc trò chuyện bình thường. Khi con cái còn nhỏ, Doãn Vĩnh Nghĩa sẽ ngồi xuống để giao tiếp, lắng nghe con cái nói chuyện, dành thời gian giao tiếp và nghiêm túc hiểu quan điểm của con mình về thế giới. Từ trước đến nay, Doãn Vy Bác và Doãn Vĩnh Nghĩa duy trì thời lượng giao tiếp cha con là 15 phút mỗi ngày.
10 vấn đề trong cách giáo dục con cái mà bà mẹ này chỉ ra rất phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay.
Nguồn: [Link nguồn]