Cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân trước xâm hại tình dục

Sự kiện: Giáo dục

Nạn quấy rối và lạm dụng tình dục trẻ em đang ngày một gia tăng. Mặc dù đây có thể không phải là một chủ đề thoải mái để trò chuyện với các con, nhưng các bậc phụ huynh cũng không thể giả vờ như vấn đề không tồn tại bởi đôi khi nguy hiểm có thể xảy ra với chính con của bạn. Dưới đây là một số cách để dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân.

Giáo dục giới tính và phòng chống lạm dụng tình dục đan xen

Đa số các bậc phụ huynh đều cảm thấy rất khó để bắt đầu một cuộc thảo luận về lạm dụng và quấy rối tình dục. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên hiểu biết nhiều hơn về hành vi tình dục lành mạnh (ở độ tuổi phù hợp) và không ngại thảo luận với cha mẹ sẽ ít có khả năng trở thành nạn nhân.

Bắt đầu cuộc trò chuyện sớm

Bạn có thể nghĩ rằng các cuộc thảo luận về phòng chống bạo lực tình dục và tình dục nên đợi cho đến khi trẻ lớn hơn và bắt đầu hẹn hò, nhưng sau bạn phát hiện ra nó có thể là quá muộn. Thật khó tin, nhưng những cuộc trò chuyện này nên bắt đầu khi con khoảng 3, 4 tuổi. Ví dụ, bạn nên sử dụng tên chính xác cho các cơ quan tình dục (dương vật, âm đạo) với trẻ nhỏ. Khi các câu hỏi về việc em bé đến từ đâu phát sinh, bạn có thể giải thích những gì xảy ra về mặt sinh học (tức là có một quả trứng và hạt / tinh trùng kết hợp với nhau và được thụ tinh để phát triển một em bé). Khi trẻ lớn lên, mức độ của các cuộc trò chuyện sẽ rộng hơn như cách phụ nữ mang thai, những gì diễn ra trong tuổi dậy thì, nhưng cũng giải thích làm thế nào để đối phó với những nhận xét hoặc những sự va chạm vào không mong muốn.

Hãy để con biết rằng chúng chịu trách nhiệm về cơ thể của chúng

Khi trẻ còn nhỏ, đôi khi gia đình và bạn bè sẽ muốn hôn chúng, ngay cả khi đứa trẻ không muốn. Nếu một đứa trẻ không muốn được chạm vào, chúng ta phải cho đứa trẻ quyền nói không bởi vì bằng cách để một người lớn chế ngự chúng với mong muốn được hôn và ôm chúng, điều này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không có quyền kiểm soát. Hãy nói cho trẻ biết rằng bé có quyền quyết định ai chạm vào chúng và có quyền không đồng ý.

Nó không chỉ là một cuộc nói chuyện

Thời gian tốt nhất để trò chuyện là khi bạn ở một mình với con, đây có thể là giờ đi ngủ, khi đi dạo hoặc cùng đi đâu đó. Điều tốt nhất có thể làm là cố gắng thoải mái với những cuộc trò chuyện này. Bạn càng trò chuyện về chủ đề này thường xuyên, trẻ sẽ càng trở nên tự nhiên hơn và sẽ ngấm dần cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân.

Dạy cho trẻ hiểu thế nào là quấy rối và lạm dụng

Đây là một kỹ năng mà cha mẹ có thể dạy bắt đầu khi chúng còn nhỏ. Chỉ cho trẻ xem về cách hành vi cư xử không đúng mực đối với trẻ em trên TV hoặc trong các tin tức liên quan đến tấn công và quấy rối tình dục hỏi về những phản ứng của chúng. Giải thích tại sao hành vi đó là không phù hợp. Dạy trẻ các cách xử lý và phản ứng nếu không may điều đó xảy ra với chúng. Luôn quan tâm và để ý đến những thay đổi dù nhỏ nhất của trẻ bởi nó có thể là những dấu hiệu đáng lo ngại.

Bí kíp để phụ huynh đối phó với những đứa trẻ ương bướng

Nếu bạn có một đứa con rất ương bướng thường lăn ra ăn vạ, la hét hoặc khóc lóc mỗi khi nhu cầu của nó không được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo workingmother) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN