Cách cha mẹ Thụy Điển nuôi dạy con để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh, tự lập

Sự kiện: Dạy con

Trẻ em Thụy Điển rất bạo dạn, độc lập và biết quan tâm đến người xung quanh. Những tính cách được hình thành ngay từ khi còn nhỏ này chính là kết quả của quá trình dạy con rất đáng học tập của cha mẹ Thụy Điển.

Trẻ em ngủ ngoài trời

Du khách tới Thụy Điển thường ngạc nhiên khi thấy trẻ con nằm ngủ trong xe nôi ở ngoài trời, ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới âm độ C hay tuyết rơi. Trong khi đó, cha mẹ các bé lại ngồi ăn uống hoặc trò chuyện trong cửa hàng ấm áp.

Phụ huynh Thuỵ Điển nói riêng và cha mẹ các quốc gia Bắc Âu nói chung tin rằng không khí trong lành sẽ giúp trẻ em ngủ ngon hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, họ thường để trẻ ngủ trong xe đẩy dựng ngoài hành lang các quán xá, trong phạm vi có thể để mắt đến và thoải mái bước vào cửa hàng.

Phụ huynh Thuỵ Điển nói riêng và cha mẹ các quốc gia Bắc Âu nói chung tin rằng không khí trong lành sẽ giúp trẻ em ngủ ngon hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh họa

Phụ huynh Thuỵ Điển nói riêng và cha mẹ các quốc gia Bắc Âu nói chung tin rằng không khí trong lành sẽ giúp trẻ em ngủ ngon hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh họa

Tuyệt đối không dùng đòn roi để dạy con

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên cấm đánh đòn trẻ nhỏ vào năm 1979. Sau lệnh cấm trừng phạt thân thể của Thụy Điển, danh sách các quốc gia cấm nhục hình trẻ em ngày càng tăng lên. Hiện trên thế giới có 52 quốc gia khác cấm cha mẹ sử dụng các hình phạt thân thể đối với trẻ em.

Ở Thụy Điển, khi bị phát hiện sử dụng hành vi bạo lực với con, cha mẹ có thể bị bắt giam và ngồi tù. Còn những đứa trẻ có thể được gia đình khác nhận nuôi hoặc vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Người dân ở đất nước này cho rằng, khi cha mẹ đánh con tức là họ thừa nhận bản thân thiếu kiểm soát, không có khả năng chăm sóc tốt cho gia đình. Thay vào đó, cha mẹ phải trò chuyện, giải thích cặn kẽ vấn đề với con. Trẻ em cần được giáo dục bằng lời nói, cử chỉ tốt đẹp thay vì những hành động bạo lực gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi.

Không phân biệt giới tính

Ở Thụy Điển, có một điều đặc biệt khác với những đất nước khác đó chính là những trường mầm non "trung lập" về giới tính. Đây được coi là những nơi "bảo vệ" trẻ khỏi những định kiến và quy chụp về giới tính ngay từ khi còn nhỏ để ngăn tình trạng phân biệt giới tính.

Tại đây, thầy cô giáo không gọi học sinh là "bạn nam" hoặc "bạn nữ"; sách báo và đồ chơi được chọn lựa cẩn thận để tránh tình trạng chuyên biệt hóa cho một giới tính; trẻ em trai và trẻ em gái cùng được giáo dục trong một môi trường nhất quán.

Người Thuỵ Điển còn có "ngày thứ sáu dành cho gia đình". Đó là khi cả gia đình cùng tụ họp, thưởng thức những bộ phim hài hước hoặc nấu món ăn ngon. Ảnh minh họa

Người Thuỵ Điển còn có "ngày thứ sáu dành cho gia đình". Đó là khi cả gia đình cùng tụ họp, thưởng thức những bộ phim hài hước hoặc nấu món ăn ngon. Ảnh minh họa

Cha mẹ cùng tham gia chăm sóc con cái

Người dân Thuỵ Điển thường tự hào với chế độ nghỉ thai sản dành cho bố và mẹ lên đến 480 ngày (16 tháng). Theo quy định, khi một đứa trẻ ra đời, người bố và người mẹ đều được nghỉ 8 tháng. Hai người có thể nghỉ có lương song song hoặc lần lượt, trong đó người bố bắt buộc phải nghỉ ít nhất 90 ngày. Nếu cả hai chia đều thời gian nghỉ, họ sẽ được thưởng thêm lương.

Những điều kiện như vậy giúp việc phân chia trách nhiệm chăm sóc con bình đẳng hơn và cho phép người bố dành nhiều thời gian bên con. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò của người bố trong sự phát triển của con rất quan trọng. Sự gắn kết đồng đều với cả bố và mẹ giúp trẻ cảm nhận được nhiều tình yêu thương, nuôi dưỡng hạnh phúc, trách nhiệm với gia đình trong tương lai.

Ngoài ra, người Thuỵ Điển còn có "ngày thứ sáu dành cho gia đình". Đó là khi cả gia đình cùng tụ họp, thưởng thức những bộ phim hài hước hoặc nấu món ăn ngon. Đây là thời gian để các thành viên trong gia đình gắn kết và sẻ chia với nhau sau một tuần làm việc căng thẳng.

Để trẻ bắt đầu đi học muộn hơn

Trẻ em ở Thụy Điển bắt đầu đi học lớp 1 vào năm 7 tuổi, muộn hơn 1 năm so với các nền giáo dục khác. Đây là cách có thể giúp tạo ra cho trẻ nhiều thời gian để vui chơi hơn, từ đó ngăn chặn những khó khăn trong học tập về sau.

Ở trường mẫu giáo, trẻ nhỏ hoàn toàn không phải học đếm, học viết, học đọc các từ đơn giản mà được tạo điều kiện và cơ hội vui chơi, khám phá thiên nhiên, xây dựng tình bạn và tìm hiểu về công bằng giới tính.

Trẻ em ở Thụy Điển bắt đầu đi học lớp 1 vào năm 7 tuổi, muộn hơn 1 năm so với các nền giáo dục khác. Ảnh minh họa

Trẻ em ở Thụy Điển bắt đầu đi học lớp 1 vào năm 7 tuổi, muộn hơn 1 năm so với các nền giáo dục khác. Ảnh minh họa

Sự đồng hành của trường học

Trẻ em Thuỵ Điển đi nhà trẻ từ năm một tuổi hoặc một tuổi rưỡi. Không giống như trường mẫu giáo ở nhiều quốc gia dạy trẻ tập đọc, tập viết, trường mẫu giáo tại Thuỵ Điển luôn tạo điều kiện cho trẻ khám giá thế giới xung quanh.

Tại trường, trẻ em đã được dạy về tính dân chủ, khuyến khích bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân và quyết định những điều liên quan trực tiếp đến mình. Ngoài ra, trẻ được dạy về tình bạn, bình đẳng giới, thiên nhiên và động vật.

Khuyến khích các các hoạt động mạo hiểm

Nếu như các bậc cha mẹ khác luôn bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm, hạn chế để phát sinh sự cố thì quan điểm giáo dục của người Thụy Điển lại khác. Họ khuyến khích con cái tham gia những hoạt động mạo hiểm như: Trèo cây, tạo ra lửa,…

Với họ, việc trẻ bị xước chân tay hay chảy chút máu khi phiêu lưu không sao cả. Họ không quá lo lắng về vấn đề đó. Ngược lại, họ tin rằng đây là cách tự nhiên nhất giúp trẻ học được tính tự lập, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo.

Lịch trình thoải mái

Nhiều trẻ em trên thế giới có sẵn lịch trình một ngày như đi học ở trường, học piano sau khi tan học, học tiếng Anh sau khi học piano. Trẻ em Thuỵ Điển được thỏa thích vui chơi, tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn cặm cụi trên bàn học. Các em có thể lựa chọn những khóa học yêu thích và được cha mẹ khuyến khích dành thời gian cho việc thư giãn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN