Cách cha mẹ giúp con kiểm soát áp lực trường học

Sự kiện: Dạy con

“25 năm trước, khi bạn hỏi một đứa trẻ nguồn cơn lớn nhất gây ra stress cho chúng là gì? Câu trả lời sẽ là việc bố mẹ chúng ly dị hoặc mâu thuẫn với anh chị em. Giờ đây, câu trả lời luôn luôn là việc học” - Madeline Levine, Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ cho biết.

Áp lực đến từ chuyện học tập

Lily Coulter, một học sinh 17 tuổi tại Trường Charleston, SC, không biết điều gì đã khiến cô đang tập môn bóng chuyền thì bỗng nhiên khóc một cách không thể kiểm soát. Điều này rất lạ nếu so với tính cách của Coulter, một người đạt nhiều thành tích cao trong việc học, vận động viên và lớp trưởng của lớp cuối khóa.

"Tất cả đến thật nhanh chóng, nhưng chúng là thành quả của 2 tuần tích trữ lo âu", Lily nói.

"Tôi bị áp lực từ việc học và cảm thấy tập luyện đang lấy đi thời gian để làm các thứ khác", cô ấy chia sẻ tiếp.

Buổi tối hôm đó ở nhà, mẹ của Lily cảm thấy có gì đó không ổn khi nói chuyện với con gái. "Tôi nhớ rằng tôi chỉ lắng nghe, vì những gì con gái nói rất vô lý và con chỉ cần lý do để xả hết ra", mẹ Lily nói.

Tiếp đó, Lily tự khóa mình trong phòng ngủ. Cô ngồi vào piano và đánh đàn một vài tiếng. Sau đó thì Lily đã bình tĩnh trở lại. "Tôi rất may mắn vì tất cả những lần bị hoảng loạn tôi đều có thể tự vượt qua" - LiLy chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Krysten Coulter - mẹ của Lily vẫn cảm thấy lo lắng cho con gái mình đêm đó. Áp lực từ trường học là quá nhiều. Bà lo rằng nó đang dần ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của Lily và không biết bao giờ nó sẽ chấm dứt.

Năm sau, Lily dự định sẽ rời khỏi nhà để học đại học, mẹ của cô cảm thấy lo về điều đó. "Con bé đã tự đặt áp lực lên bản thân từ mẫu giáo. Tôi không biết nó sẽ xử lý như thế nào khi chúng tôi không ở đó", mẹ Lily chia sẻ.

Viễn cảnh này là rất phổ biến, theo Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Madeline Levine, tác giả của cuốn Ready or Not: Preparing Our Kids to Thrive in an Uncertain and Rapidly Changing World, những đứa trẻ như Lily đang phải chịu áp lực từ học hành nhiều hơn bao giờ hết.

"25 năm trước, khi bạn hỏi một đứa trẻ nguồn cơn lớn nhất gây ra stress cho chúng là gì, câu trả lời sẽ là việc bố mẹ chúng ly dị hoặc mâu thuẫn với anh chị em. Giờ đây, câu trả lời luôn luôn là việc học", Levine nói.

Cơn đại dịch cũng đóng góp vào việc này. Tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở trẻ đang đi học đã tăng gấp đôi sau khi diễn ra đại dịch, theo một số nghiên cứu. Nguồn cơn của hiện tượng này là không rõ ràng, nhưng trẻ con thường tiếp thu những mong đợi của văn hóa xung quanh chúng, Levine bổ sung.

Điều đó có thể đến từ bạn bè hoặc mạng xã hội hoặc từ chính bố mẹ chúng. "Các thông điệp có thể đến từ mọi nơi, nhưng những thông điệp quan trọng nhất sẽ đến từ bố mẹ" - chuyên gia nói.

Áp lực học hành khiến nhiều trẻ bị stress. Ảnh minh họa.

Áp lực học hành khiến nhiều trẻ bị stress. Ảnh minh họa.

Cách giúp con giảm áp lực học tập

Theo Tiến sĩ tâm lý học Madeline Levine, có một số cách phụ huynh có thể làm để giúp con mình có một mối quan hệ lành mạnh với việc học như sau:

• Tránh tập trung hoàn toàn vào điểm số. 

• Hãy hỏi nhiều câu hỏi và tò mò – không chỉ về khả năng học hành của chúng. Ví dụ: Chúng thích môn học gì? Chúng không thích gì? Có câu lạc bộ hay đội hoặc hoạt động thể thao nào chúng tham gia không? Chúng có các mối quan hệ xã hội lành mạnh không? Chúng có thấy cô đơn không?

• Cho phép có những khoảng thời gian của riêng chúng. Trẻ con và thanh niên cần một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để "chơi đùa". Đó không cần phải là làm bài tập hay học ngoại khóa. Còn tốt hơn nếu khoảng thời gian này có thể dùng để làm các hoạt động ở ngoài trời.

• Ăn tối với con bất cứ khi nào có thể. Đó là những cơ hội tốt để lắng nghe các vấn về và tìm cách ngăn ngừa chúng khi còn dễ dàng. Đây cũng là cơ hội để cho con biết rằng gia đình là nơi chống lại stress. Gia đình luôn ở đây cho dù ở trường có như nào chăng nữa.

• Tránh nói chuyện về giàu có vật chất trước mặt con cái. Thay vì nói về chiếc xe mới của hàng xóm, hãy tập trung vào cách mọi người có thể làm để giúp đỡ và phát triển cộng đồng. "Hãy cố dạy cho con trân trọng cả những người lao động xã hội, chứ không chỉ các tỷ phú thung lũng Silicon", Levine nói.

• Áp lực học hành có thể hiện ra ngoài theo nhiều cách. Hãy để ý tới các thay đổi trong tâm trạng hay thái độ. Trong khi thay đổi trong tâm trạng ở trẻ là bình thường, các thay đổi lớn có thể là dấu hiệu cho các vấn đề nghiêm trọng hơn.

"Một số thanh niên sẽ cố gắng biểu hiện nó ra bên ngoài. Chúng gây gổ, đánh nhau và làm náo loạn trường học, sự kiện. Tuy nhiên đó là những ngoại lệ. Dần dần, áp lực sẽ khiến trẻ phát triển trầm cảm, ít nói và lo âu. Những điều này có thể khó phát hiện hơn. Bạn có thể thấy sự chỉ trích bản thân quá độ, mất ngủ, thay đổi bất ngờ trong cân nặng, mất hứng thú vào các hoạt động chúng từng thích và tự làm hại bản thân", Levine nói.

Trong những trường hợp đó, tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia là được khuyến cáo. Các bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới một người tham vấn sức khỏe tâm lý hoặc một chuyên gia tâm thần lân cận.

Nhìn về phía trước

Lily Coulter đã biết hơn ai hết việc cân bằng học hành, âm nhạc, thể thao, bạn bè, gia đình và sức khỏe tinh thần khó tới mức nào. Vì thế mà sau khi suy nghĩ, cô quyết định sẽ thay đổi.

Để cởi bỏ một số áp lực, cô quyết định sẽ từ bỏ đội bóng chuyền cho năm cuối. Lily nói "chưa gì đã cảm thấy đỡ hơn và mong đợi năm cuối cùng của trung học".

Trước mỗi kỳ thi quan trọng, các sĩ tử thường chịu áp lực tâm lý rất lớn, cha mẹ sẽ làm gì để giúp con "né" được căng thẳng, lo âu mùa thi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN