Cách các bà mẹ Nhật dạy con để trẻ cư xử đúng đắn nơi công cộng
Một người mẹ Mỹ sống tại Nhật đã phát hiện ra những điều khác biệt trong cách giáo dục trẻ con tại đất nước này và muốn chia sẻ cho mọi người biết.
Tôi đã có những quan niệm sai lầm khi cứ nghĩ rằng những đứa trẻ tại đây hoàn toàn có ý thức tự kỷ luật bẩm sinh. Thế nhưng, tôi đã có dịp thấy được sự khác biệt gần như đối lập của 2 đứa trẻ Mỹ và Nhật trên một chuyến tàu. Đứa con trai 2 tuổi của tôi chạy nhảy, nghịch ngợm trong chuyến tàu đông đúc, dường như nó không để tâm đến những trò hề của mình thì tôi cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ khi nó làm phiền người khác. Trong khi đó, các bà mẹ Nhật có con nhỏ lại rất thoải mái và bình thản khi đứa con của họ ngồi nghiêm túc bên cạnh, thật đáng ngưỡng mộ làm sao.
Chính xác là con trai của tôi đã cư xử không tốt, nhưng tôi cũng đủ thấy được sự khác việc văn hóa rõ ràng trong cách giáo dục giữa Mỹ và Nhật. Tôi bắt đầu tự hỏi, các gia đình Nhật kỷ luật con họ như thế nào. Làm thế nào mà có thể uốn nắn hành vi của trẻ nhỏ ngay từ nhỏ như vậy?.
Quản lý của Ma Ma no Nisai
Tôi không phải là người mẹ Mỹ duy nhất tự hỏi mình câu hỏi này. Vào cuối tuần, các bà mẹ Nhật thường bế con đến công viên, những đứa trẻ mới chập chửng biết đi thường khóc lóc, giận giữ nhưng dường như cha mẹ Nhật không can thiệp gì cả. Thậm chí những đứa trẻ bắt đầu la hét, ăn vạ, nằm lăn trên thảm cỏ ở sân chơi hay công viên thì cha mẹ của chúng vẫn không quan tâm.
Trong chuyến tàu Yamanote từ Shinjuku, con trai của tôi đột nhiên không muốn đi tàu điện về nhà và bắt đầu nổi cơn thịnh nộ. Tôi không biết phải kìm chế cơn giận dữ của thằng bé như thế nào vì lúc đó trên tay tôi còn đang bế đứa con gái mới sinh. Trong khi thằng bé cứ gào thét lôi tay mẹ ra khỏi tàu thì tôi chỉ biết nói “Gomennasai” (xin lỗi” với tất cả hành khách đang bị mẹ con tôi làm phiền. Lúc đó, mọi lời nói hay hành động nào của tôi cũng đều không có tác dụng.
Nghệ thuật của Shitsuke (Kỷ luật)Một ngày nọ, tôi vô tình phát hiện ra lý do tại sao tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Nhật Bản bị kỷ luật. Lúc đó, trên một chuyến tàu đông đúc khác, và lần này là một đứa trẻ khác nổi cơn thịnh nộ không muốn về nhà. Người cha nhanh chóng kéo cả gia đình của mình ra khỏi toa tàu, khi cánh cửa đóng lại và tàu chạy đi, tôi thấy anh ta cúi xuống nói chuyện với đứa bé đang nghịch ngợm và bắt đầu la mắng.
Khi tôi tập trung vào việc ngăn chặn hành vi giận dữ của trẻ, cha mẹ Nhật dường như chờ đợi đến một khoảnh khắc riêng tư để nói chuyện với trẻ. Tôi bắt đầu nhận thấy điều này ở khắp mọi nơi, cha mẹ cúi xuống sau những cây cột trong ga tàu, ở rìa công viên, có những cuộc trò chuyện bình tĩnh với lũ trẻ. Hóa ra nguyên tắc trong cách phạt con cái của người Nhật là: không la mắng trẻ chỗ đông người.
Trừng phạt hành vi trẻ conTập trung hoàn toàn vào việc rèn luyện tính kỷ luật, dạy trẻ cách cư xử bằng cách liên tục mô hình hóa các hành vi phù hợp và dạy bảo trẻ một cách riêng tư. Khi tôi đến thăm con trai mình ở trường mẫu giáo, tôi thấy những đứa bé đang tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt như lặp lại cùng 1 bài hát, trò chơi và các hành vi lịch sự như cất giày dép gọn gàng trước khi vào lớp học, ngồi im lặng cho đến khi trở thành một thói quen.
Vào một buổi chiều, tôi gặp cô giáo của con tôi sau giờ học. Cô ấy nói rằng gần đây cô không thể áp dụng kỷ luật với con trai tôi do bất đồng ngôn ngữ, thằng bé thường nhại lại lời của cô giáo và xem điều đó như một trò chơi mới. Cuối cùng cô ấy phải hét vào mặt con trai tôi như cách mà tôi hay làm thì thằng bé mới chịu dừng lại và hợp tác. Tôi cảm thấy xấu hổ vì cách hành xử thiếu kiên nhẫn của mình. Tôi vô tình dạy con một lối sống thô lỗ.
Phải nghe “Con ghét mẹ“ – cụm từ ngắn gọn được phát ra từ chính miệng đứa con mình luôn yêu thương là điều không...