Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giảm nhẹ chương trình nhưng phải đảm bảo chất lượng
“Rà soát giảm nhẹ chương trình nhưng phải đảm bảo chất lượng; không thực hiện tinh giản cơ học mà tinh giản những nội dung không thật sự cần thiết” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu ngành giáo dục phải làm chủ tình hình, không để bị động, hoang mang, tiếp tục bám sát các chỉ đạo của cấp trên, phối hợp với Bộ Y tế để có phương án xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong ngành Giáo dục.
“Rà soát giảm nhẹ chương trình nhưng phải đảm bảo chất lượng; không thực hiện tinh giản cơ học mà tinh giản những nội dung không thật sự cần thiết” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ GD-ĐT đẩy mạnh học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học, Bộ trưởng đề nghị, các đơn vị chuyên môn của Bộ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để các địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ triển khai đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần lưu ý công tác thẩm định nội dung, chất lượng các bài giảng trực tuyến.
Rà soát để đưa ra phương án cắt giảm, tinh giản chương trình.
“Rà soát giảm nhẹ chương trình nhưng phải đảm bảo chất lượng; không thực hiện tinh giản cơ học mà tinh giản những nội dung không thật sự cần thiết” - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thành xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 cho tất cả các môn theo hướng tính toán cân đối lượng kiến thức sao cho phù hợp. Cùng với đó là chủ động xây dựng phương án hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng thời yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ rà soát khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục để đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ một số chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
Đối với lưu học sinh Việt Nam đang học tập, sinh sống tại các nước trong vùng dịch, Bộ trưởng giao Cục Hợp tác quốc tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để nắm bắt tình hình, tâm tư, động viên và hướng dẫn lưu học sinh trong các trường hợp cần thiết.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các sở GD-ĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19; công văn gửi các đại học, trường đại học, học viện, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch Covid-19.
Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần 2, theo đó, kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020; thi THPT quốc gia từ ngày 8/8 đến 11/8/2020.
Nguồn: [Link nguồn]
Năm 2019 là năm đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội quy định tất cả học sinh tham gia dự tuyển vào lớp 10 phải xác nhận nhập học...