Bố tâm thần, mẹ tật nguyền vẫn nuôi con đậu đại học danh giá nhất Trung Quốc
Sự nghèo khó càng làm tăng thêm động lực học tập để cậu có thể giúp gia đình thoát nghèo.
Gia đình của Pang Zhongwang (Bàng Chúng Vọng) rất nghèo, sống trong một căn nhà dột nát, để trả nợ họ chỉ biết nhặt nhạnh phế liệu. Sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng cậu vẫn đạt được điểm cao trong kỳ thi đại học. Cậu thi được 684/750 điểm, cộng với 60 điểm ưu tiên, cậu đậu vào Đại học Thanh Hoa.
Khó khăn là cơ hội để phát triển
Nhắc tới Bàng Chúng Vọng, ai cũng biết gia đình cậu rất nghèo, hoàn cảnh cực kỳ đáng thương. Mẹ bị nứt đốt sống bẩm sinh, cụt cả 2 chân, không thể tự chăm sóc bản thân. Cha bị tâm thần, chỉ có thể làm việc khi ông tỉnh táo, mỗi năm kiếm được 4.000 – 5.000 tệ (13 – 17 triệu đồng). Ông bà của cậu đã già nhưng phải cáng đáng mọi thứ, còn phải đi nhặt rác để nuôi gia đình.
Sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng mẹ của Bàng Chúng Vọng chưa bao giờ bỏ buộc. Nếu không thể đi, cô sẽ bò để làm một số công việc chân tay đơn giản để phụ giúp gia đình.
Sự xuất hiện của Bàng Chúng Vọng cũng thắp lên hy vọng mới cho gia đình nghèo, nhưng hy vọng sớm vụt sáng đã tắt lịm.
Năm 5 tuổi, Bàng Chúng Vọng được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh. Cuộc sống mưu sinh của cả gia đình trở nên nan giải, làm sao có tiền để phẫu thuật và điều trị?
Thế nhưng, người mẹ chưa bao giờ từ bỏ ý định bỏ cuộc, theo cô: “Nếu đau khổ xảy ra, hãy bình tĩnh đón nhận và nỗ lực giải quyết nó”.
Vì vậy, cô đã để cậu con trai 6 tuổi đẩy xe lăn đến từng nhà để mình vay mượn, cuối cùng cũng đủ tiền phẫu thuật. Bàng Chúng Vọng được chữa khỏi nhưng tình trạng của gia đình trở nên tồi tệ hơn.
Dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng mẹ của Bàng Chúng Vọng chưa bao giờ nói với con trai mình rằng, phải học hành chăm chỉ vì nhà nghèo.
Khi thấy con trai không có đồ ăn vặt, đồ chơi như những đứa trẻ cùng tuổi, người mẹ bảo với Bàng Chúng Vọng rằng: “Con có thể nhặt một số chai nhựa, bìa cứng, sau đó bán đi và mua những thứ mình thích”.
“Bạn phải giải quyết vấn đề mình đang đối mặt, sau đó chuyển sang vấn đề tiếp theo”. Đây là sự thật đầu tiên mà Bàng Chúng Vọng học được từ đau khổ.
Vì vậy, cho dù đó là những vấn đề trong cuộc sống hay những vấn đề trong học tập, cậu đều giải quyết chúng từng bước. Chính vì thói quen đối mặt với các vấn đề mà Bàng Chúng Vọng ngày càng trở nên xuất sắc hơn.
Luôn mỉm cười là vũ khí của sự phát triển
Khi còn đi học, Bàng Chúng Vọng cũng có một công việc bán thời gian, đó là sau giờ học sẽ đi nhặt phế liệu để lo cho gia đình. Có thể đối với mọi người công việc này rất mệt và xấu hổ, nhưng đối với Bàng Chúng Vọng, ở độ tuổi 16 cậu vẫn luôn nở nụ cười trên môi, ánh mắt đầy tự tin và quyết tâm.
Ngay cả khi không có ánh hào quang của Đại học Thanh Hoa, lúc đó cậu vẫn sống tích cực và lạc quan.
Trong một cuộc phỏng vấn, cậu chia sẻ: “Tôi không nghĩ có việc gì mà gia đình mình không làm được. Mẹ tôi rất tốt, cả bố, ông, bà, mọi người trong gia đình tôi ai cũng tốt. Tôi nghĩ mọi người nên ghen tị với gia đình tôi”.
Để giữ được nụ cười, sự tự tin trong hoàn cảnh nghèo khó như vậy buộc một người phải có khả năng quản lý cảm xúc tốt. Điều này có lẽ Bàng Chúng Vọng đã học được từ mẹ mình, như chính cậu đã nói: “Dù cuộc sống có vất vả đến đâu, trong ấn tượng của tôi, mẹ tôi hiếm khi cau có và luôn nở nụ cười. Vì mẹ đang cười mỗi ngày, sao tôi lại cảm thấy khó chịu. Có lẽ điều này tôi được di truyền của mẹ”.
Rèn con tính tự lập, đó mới là sự khôn ngoan
Không phải điều kiện kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất đến tính tự lập của trẻ mà chính là sự “nhẫn tâm” của cha mẹ.
Khi cậu bé Bàng đã chứng kiến mẹ mình bị bệnh khó khăn như thế nào. Khi mới 2,3 tuổi, cậu đã kể cho mẹ nghe những điều thú vị mình đã trải qua, đồng thời chủ động làm việc nhà để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.
Khi Bàng Chúng Vọng học cấp hai, mẹ phải nhập viện vì bệnh. Bố không thể chăm sóc nên cậu nhận trách nhiệm chăm sóc mẹ. Cậu vừa chăm mẹ vừa phụ việc tại một tiệm ăn cạnh bệnh viện kiếm tiền.
Công việc thực sự vất vả nhưng anh rất hạnh phúc vì có thể chăm sóc mẹ mình.
Thói quen này tiếp tục cho đến khi Bàng Chúng Vọng được nhận vào một trường cấp 3 trọng điểm. Vì cách nhà hơn 50 km nên cậu phải ở trọ, mỗi tháng chỉ được về nhà 1 ngày.
Trước khi quay trở lại trường, cậu đã viết 30 lá thư và nói mẹ đọc mỗi ngày một bức, sẽ sớm được gặp lại nhau. Trong như có những lời khuyên nhủ như đừng uống nước chưa đun sôi, ăn nhiều trái cây…
Người mẹ luôn tin rằng, trẻ con lớn nhanh hơn chỉ khi cha mẹ cho trẻ nhiều cơ hội thể hiện bản thân hơn. Vì thế, dù thấy con vất vả nhưng người mẹ luôn tin đó là cơ hội để con mình dần trưởng thành hơn.
Thực tế đã chứng minh rằng, Bàng Chúng Vọng tiến bộ rất nhiều thông qua sự tự lập này. Sống ở quê, dù không có ai hướng dẫn các chuyên ngành trong trường đại học nhưng cậu biết rõ mình yêu thích điều gì. Khi đăng ký dự thi, cậu đã chọn chuyên ngành dụng cụ chính xác vì muốn cống hiến cho quê hương đất nước.
Trước khi đăng ký thi, Bàng Chúng Vọng đã biết về chương trình vừa học vừa làm của Đại học Thanh Hoa, thậm chí còn lên kế hoạch các nghiên cứu sau đại học.
Bây giờ, đã 5 năm kể từ khi Bàng Chúng Vọng vào Đại học Thanh Hoa, giờ anh vẫn tiếp tục học những chuyên ngành mình quan tâm. Nhưng không may, 1 năm trước khi tốt nghiệp đại học, người mẹ qua đời, không kịp nhìn thấy con trai mình mặc đồng phục cử nhân.
Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học, mọi người luôn bày tỏ ngưỡng mộ đối với anh. Trong lần chia sẻ gần nhất, anh có nói: “Tôi sẽ không dừng lại vì những thành tích trong quá khứ, đó không được coi là thành tựu. Tôi sẽ tiếp tục chạy về phía trước”.
Ở độ tuổi gần nghỉ hưu, người phụ nữ này vẫn dũng cảm chọn học lên tiến sĩ để thỏa ước mơ của mình.
Nguồn: [Link nguồn]