Bố ra tay thô bạo với hai đứa trẻ khi con trai bị bắt nạt gây tranh cãi
Chứng kiến con trai bị bắt nạt, ông bố không kiềm chế được cơn thịnh nộ đã ra tay dạy dỗ hai đứa trẻ khiến chúng bị thương ở tai, mắt và một số bộ phận khác trên cơ thể.
Một đoạn clip ghi lại cảnh một ông bố ra tay dạy dỗ đứa trẻ chọc phá con trai mình khiến dư luận Trung Quốc không khỏi tranh luận trái chiều.
Sự việc xảy ra tại khu vui chơi cộng đồng tại Đại Khánh, Hắc Long Giang. Theo đó, ông bố đang đẩy xích đu cho con trai chơi đùa. Bỗng nhiên, nhiều đứa trẻ khác tiến đến muốn giành lấy xích đu, trong đó có hai bé trai liên tục tỏ thái độ hậm hực. Hai bé trai lại gần lấy tay đẩy mạnh vào lưng bạn, sau đó dùng chân đá vào ghế đu cậu bé đang ngồi khiến đứa trẻ mất thăng bằng.
Chứng kiến con trai bị bắt nạt, ông bố không kiềm chế được cơn thịnh nộ đã ra tay dạy dỗ hai đứa trẻ khiến chúng bị thương ở tai, mắt và một số bộ phận khác trên cơ thể. Gia đình nạn nhân vô cùng bức xúc đã gọi điện trình báo công an để nhờ can thiệp.
Sự việc sau khi được lan truyền lập tức khiến dư luận nổ ra cuộc tranh cãi dữ dỗi. Nhiều người lên tiếng bênh vực cách bảo vệ con trai của ông bố, họ cho rằng nếu người đàn ông không đứng ra dạy dỗ thì cậu bé sẽ tiếp tục bị bắt nạt quá quắt hơn.
Tuy nhiên, số khác lại nhận định ông bố này đã ra tay quá thô bạo với hai đứa trẻ con, cho dù hai đứa trẻ có gây ra lỗi lầm thì cũng không nên dùng vũ lực để giải quyết như vậy. Bên cạnh đó, hành động của ông bố có thể ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển tính cách của con trai, khiến đứa trẻ trở nên bạo lực và yêu thích dùng nắm đấm.
Không thể bảo vệ con bằng cách dùng bạo lực với người khác
Phụ huynh bảo vệ con bằng cách dọa dẫm, bắt nạt, hành hung gây thương tích đối với đứa trẻ khác khác là hành vi côn đồ, phản giáo dục, trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, tinh thần của đứa trẻ đó. Không chỉ vậy, hành vi đó không chỉ làm cho con ngày càng lệ thuộc vào mình mà còn làm cho con nhận thức lệch lạc về cách giải quyết mâu thuẫn, xích mích của bản thân, ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng sống.
Cha mẹ không nên dùng bạo lực để bảo vệ con, việc này có thể tạo ra hành vi bạo lực cho chính đứa con của mình. Ảnh minh hoạ
Có thể thấy, trẻ con không hề "không biết gì" như nhiều người lớn vẫn nghĩ. Ngược lại, mọi hành xử, lối sống của cha mẹ đều được các em thu nạp vào tâm hồn mình. Mỗi đứa trẻ, tùy vào hoàn cảnh gia đình, nhận thức, thể trạng tinh thần, tâm lý sẽ tiếp nạp những gì mình đã nhận và thể hiện ra bằng cách thức khác nhau.
Có những em bị thay đổi nhận thức về thế giới quan chung quanh mình. Có em lại biến những hành vi bạo lực mình thường được chứng kiến thành hành vi bạo lực của chính mình với những người chung quanh.
Chính vì vậy, phụ huynh nếu biết con mình bị bắt nạt thì không nên nóng vội, phải tìm hiểu rõ thực hư sự việc, xác định đúng - sai để có hướng xử lý. Nếu con của mình sai thì phải nhẹ nhàng phân tích để các cháu hiểu đúng vấn đề, tránh xảy ra sai lầm, khuyết điểm.
Trường hợp con của mình vô cớ bị đánh đập, bắt nạt…thì trước hết phải thông tin ngay với gia đình, nhà trường để xử lý vụ việc. Quá trình giải quyết vụ việc phải hết sức tế nhị, không ồn ào, phân tích rõ cho các em biết hành vi sai trái và tự giác khắc phục.
Cha mẹ không nên dùng bạo lực để bảo vệ con, việc này có thể tạo ra hành vi bạo lực cho chính đứa con của mình.
Nguồn: [Link nguồn]