Bố mẹ ly hôn sớm, con cái sẽ gặp nhiều vấn đề ở tuổi 50
Một nghiên cứu mới đây làm sáng tỏ những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe và cuộc sống.
Hai nhà xã hội học Jason Thomas ở Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ) và Robin Hognas ở Trường ĐH Louisville (Mỹ) đã sử dụng dữ liệu phân tích từ 15.000 người trưởng thành sinh năm 1958 ở Anh, Scotland và xứ Wales để nghiên cứu ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn lên sức khỏe của con cái họ trong cuộc sống sau này.
Nghiên cứu này xuất bản trên Tạp chí Longitudinal and Life Course Studies. Nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 7 tuổi trải qua thời gian cha mẹ ly hôn chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe hơn so với những đứa trẻ lớn hơn.
Ảnh minh hoạ
Hai nhà xã hội học khám phá ra rằng việc ly hôn của cha mẹ khi trẻ còn nhỏ có liên quan đến sức khỏe con cái ở tuổi 50 trở nên tệ hơn.
Việc cha mẹ ly hôn khi con còn nhỏ cũng liên quan đến sự phát triển về thể chất và gây ra các vấn đề về sức khỏe ở tuổi 50.
Việc cha mẹ ly hôn sớm cũng tạo nên những hành vi không mong muốn ở trẻ khi trưởng thành gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, ví dụ như trẻ hút thuốc lá. Bởi một người có cha mẹ ly hôn thường đối mặt với sự căng thẳng về tâm lý lẫn tình cảm khiến họ tìm đến việc hút thuốc.
Dù nghiên cứu này chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa các hành vi không mong muốn khi cha mẹ ly hôn thì 2 nhà xã hội học đã chứng minh rằng cha mẹ ly hôn sớm sẽ làm giảm hạnh phúc của con cái dù là sau vài chục năm nữa.
Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại trường ĐH Santiago de Compostela and Vigo cho thấy, bố mẹ ly hôn làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh di truyền, dạ dày ruột, da liễu và thần kinh.
Các chuyên gia đã thiết kế một nghiên cứu cắt ngang về các gia đình bình thường hoặc gia đình có bố mẹ ly hôn với sự tham gia của 467 trẻ em và trẻ vị thành niên từ 2 tới 18 tuổi.
Các nhà khoa học thấy rằng trẻ có ba mẹ sống riêng có nguy cơ cao hơn gấp 2 lần bị các vấn đề liên quan đến dạ dày ruột, di truyền, da liễu hoặc thần kinh hơn trẻ sống trong những gia đình bình thường.
Các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy ly hôn có liên quan tới bệnh hô hấp, tim mạch hoặc vấn đề cơ xương, dị ứng hoặc các vấn đề về nghe và nhìn.
Họ cho biết trẻ phải chứng kiến tình trạng bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, xung đột kéo dài sẽ thường bị stress. Điều này gây ra sự kích thích mạnh mẽ, kéo theo các phản ứng căng thẳng của cơ thể, là nguyên nhân chính của những ảnh hưởng thể chất này. Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Education and Psychology châu Âu.
Ảnh minh hoạ
Ly hôn tạo ra sự xáo trộn về mặt tình cảm đối với cả gia đình. Đặc biệt, với trẻ em, tình hình có thể khá đáng sợ, khó hiểu và bực bội. Phụ huynh ly hôn cũng có nghĩa là con sẽ ít được gặp cha hoặc mẹ. Liên lạc ít đi ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Theo một bài báo được xuất bản vào năm 2014, các nhà nghiên cứu phát hiện, nhiều trẻ em cảm thấy ít gần gũi với cha hơn sau khi ly hôn.
Theo Tiến sĩ Carly Snyder - bác sĩ tâm thần tại New York, cha mẹ ly hôn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh, thiếu niên. Bất kể tuổi tác, giới tính và văn hóa, trẻ có cha mẹ ly hôn đều gặp nhiều vấn đề tâm lý.
Cụ thể, ly hôn có thể gây ra chứng rối loạn điều chỉnh ở trẻ em. Song, vấn đề có thể tự hết trong vài tháng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng phát hiện ra tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn ở trẻ em có cha mẹ ly hôn. Ngoài ra, trẻ em từ các gia đình ly hôn có thể gặp nhiều vấn đề bên ngoài hơn, như rối loạn hành vi, phạm pháp và bốc đồng. Trẻ cũng có thể gặp nhiều xung đột hơn với bạn bè cùng lứa sau khi phụ huynh ly hôn.
"Trẻ em từ các gia đình ly hôn không phải lúc nào cũng có kết quả học tập tốt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy, trẻ em từ các gia đình ly hôn có xu hướng gặp rắc rối với việc học nếu cha mẹ ly hôn bất ngờ", bà Snyder dẫn chứng.
Trong cuốn sách tựa đề How to tell the kids xuất bản vào năm 2015, tác giả Vikki Stark cho rằng trẻ cảm thấy được an ủi hơn khi biết cha mẹ chúng dù ly hôn nhưng vẫn hiểu và chấp nhận với cảm giác của chúng. Một điều rất quan trọng đối với trẻ là chúng phải được cảm thấy không cô đơn với những cảm xúc của mình. Bỏ qua cảm xúc của con cái trong gia đoạn này là lỗi cha mẹ thường mắc phải.
Một lời khuyên cho những người muốn ly hôn là nên thảo luận xem họ sẽ nói gì với con cái. Và tùy vào độ tuổi, họ sẽ phải giải thích lý do khiến họ phải ly hôn. Nhất là giải thích những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau ly hôn đối với cuộc sống của đứa trẻ. Sự trung thực của cha mẹ với con cái lúc này sẽ khiến trẻ ít bị tổn thương hơn khi chúng lớn lên.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất vui khi mua tất cả mọi thứ cho con. Họ cho rằng, thật tuyệt khi cho con những thứ mà họ không thể có khi còn bé. Đến khi nhận ra hậu quả thì...