Bố mẹ không nên ép con cái làm những điều này trước năm 6 tuổi
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của con cái, bố mẹ có cách giáo dục phù hợp, như thế mới mang lại hiệu quả tốt.
Khi nuôi dạy con cái, bố mẹ cần hiểu rằng mỗi đứa trẻ sẽ có những giai đoạn tăng trưởng riêng, cách tốt nhất là để chúng phát triển tự nhiên thay vì thúc ép. Đặc biệt, trước giai đoạn 6 tuổi, bố mẹ không nên ép trẻ làm 4 điều sau:
1. Ép trẻ ngủ phòng riêng
Có lẽ không ít bố mẹ từng được khuyên rằng, nên tách trẻ ngủ riêng càng sớm càng tốt, như vậy sẽ rèn được tính tự lập sớm.
Tuy nhiên trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy trẻ có khả năng tự lập cao hơn khi được ngủ phòng riêng. Việc ép trẻ ngủ một mình sẽ khiến chúng mất cảm giác an toàn, muốn bám bố mẹ hơn.
Một câu hỏi được đặt ra: Thời điểm nào là tốt nhất để trẻ ngủ riêng? Trong thực tế không có câu trả lời tiêu chuẩn, vì sự phát triển thể chất và tâm lý của mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Việc dùng độ tuổi để ép trẻ ngủ riêng là không hợp lý.
Thông thường, từ 7 đến 10 tuổi là lúc thích hợp nhất để trẻ có thể ngủ riêng. Lúc này, trẻ đã đi học tiểu học, việc có một phòng riêng cũng lúc để trẻ có không gian học tập và sinh hoạt cho riêng mình.
2. Ép trẻ phải xin lỗi trong mọi trường hợp
Khi trẻ làm sai điều gì đó, việc xin lỗi là điều nên làm. Thế nhưng, trước khi nói ra lời xin lỗi, bố mẹ nên giải thích vì sao con nên làm vậy. Chỉ khi trẻ hiểu được lỗi lầm mình gây ra, lời xin lỗi mới có tác dụng mang đến bài học cho trẻ và sự xoa dịu với đối phương. Ngược lại, khi trẻ chưa hiểu vấn đề nhưng bố mẹ ép buộc chúng phải xin lỗi, khi lớn lên trẻ sẽ dùng lời xin lỗi để trốn tránh trách nhiệm.
Nếu là bố mẹ thông minh, họ sẽ dùng những hành động thiết thực để dạy con mình một bài học. Khi trẻ ăn xong làm vương vãi thức ăn lên bàn, thay vì nói “con làm rớt đồ ăn như vậy sẽ gây phiền phức cho những người phục vụ”, bố mẹ hãy nói “để bố mẹ lấy con con khăn giấy, con nhớ lau dọn chỗ của mình cho sạch nhé”.
Lời xin lỗi tốt nhất phải thể hiện thái độ chân thành, còn hành động thiết thực sẽ giúp trẻ giải quyết được vấn đề.
3. Ép trẻ học quá mức
Khi bố mẹ ép buộc con mình học một cách mù quáng, lớn lên chúng sẽ có những vấn đề tâm lý nghiêm trọng chẳng hạn như không biết ơn, không biết tự lập, ỷ lại… Đặc biệt, một đứa trẻ nếu chỉ biết học sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp xúc và giao tiếp với mọi người sau này.
Trẻ trước 6 tuổi nên phát triển theo quy luật tự nhiên, chơi nhiều hơn học để chúng khám phá thế giới xung quanh. Đây là thời điểm để trẻ phát triển tư duy thay vì đầu tư quá nhiều vào kiến thức toán học, chữ viết. Việc kích thích hứng thú học tập sẽ quan trọng hơn là ép trẻ học vào lúc này.
4. Ép trẻ phải hiểu chuyện
Trẻ em quá hiểu chuyện sẽ đánh mất bản năng ngây thơ của mình. Những đứa trẻ này thường kìm nén cảm xúc của bản thân, khao khát được người chấp nhận mình, kém tự tin và nhiều hệ lụy khác.
Trước 6 tuổi, hãy để trẻ được sống đúng với tuổi của mình, không nên ép trẻ phải biết cái này hiểu cái kia. Nếu ếp buộc 4 điều trên vào thời điểm này sẽ gây tác hại tới tâm lý và thể chất của con cái.
Giai đoạn vàng trước năm 6 tuổi bố mẹ đừng bỏ lỡ để cải thiện khả năng ghi nhớ và IQ cho con mình.
Nguồn: [Link nguồn]