Bố mẹ hỏi những câu này con sẽ kể tất tần tật mọi thứ
Tại sao trẻ có thể kể rất nhiều việc với bạn bè ở lớp nhưng lại không tâm sự cùng cha mẹ? Đây cũng chính là băn khoăn lo lắng chung của các bậc làm cha làm mẹ hiện nay.
Hiểu biết về con là mong ước của bất cứ ông bố, bà mẹ nào trong hành trình nuôi dạy con của mình. Ảnh minh họa
Việc trẻ không nói cho bố mẹ biết nỗi băn khoăn lo lắng của mình, không kể cho bố mẹ nghe những chuyện ở trường, về thầy cô, về bạn bè, về những điều nhìn thấy trên đường... không phải là trường hợp cá biệt.
Làm bố làm mẹ, ai cũng muốn hiểu con, muốn biết được mọi điều về con nhưng trên thực tế không phải ai cũng làm được điều này. Có đứa trẻ khi cha mẹ hỏi “Hôm nay ở trường có gì vui không?”, bé sẽ kể một tràng những sự kiện ở trên lớp về bạn A, bạn B, về cô giáo…
Thế nhưng có đứa trẻ khi bố mẹ hỏi “hôm nay thế nào?” thì bé chỉ lắc đầu nói rằng không có chuyện gì xẩy ra cả. Thế nhưng trên thực tế là bé bị cô giáo phạt, mắng vì không hiểu bài, không làm bài tập hoặc bị bạn nào đó chê bai…
Theo chia sẻ của một cán bộ tâm lý đang công tác tại Tổ chức Haga International tại Việt Nam, hỏi con trẻ cũng cần có nghệ thuật để có thể khơi gợi được “trí nhớ” của bé về những sự kiện đã diễn ra trong ngày mà vì một lý do nào đó con có thể quên hoặc không muốn nói cho cha mẹ biết.
Có 36 câu hỏi mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng vào từng trạng huống cụ thể để hỏi con thay vì những câu hỏi chung chung, thiếu tính gợi mở như “Hôm nay ở trường thế nào?”, Ngày hôm nay có gì không?, “Hôm nay con được mấy điểm”…
36 câu hỏi đó như sau:
1. Hôm nay điều gì làm con cười?
2. Hôm nay con có thấy ai làm việc tốt gì không?
3. Hôm nay con có thấy ai làm việc gì không tốt không? Con phản ứng thế nào?
4. Giờ ra chơi có bạn nào chơi 1 mình không?
5. Từ hôm nay con học ở trường là từ gì?
6. Có ai khóc không?
7. Có ai làm con buồn cười không?
8. Hôm nay con có làm gì khác thường hay sáng tạo không?
9. Trò các bạn chơi nhiều nhất lúc giờ ra chơi là trò gì?
10. Hôm nay con có giúp ai làm gì không?
11. Hôm nay con có cảm ơn ai không?
12. Con ngồi ăn trưa với ai?
13. Có điều gì con học mà không hiểu không?
14. Điều gì con ghét/ không thích nhất của ngày hôm nay?
15. Hôm nay có ai nghỉ học hay về sớm không?
16. Hôm nay có lúc nào con thấy không an toàn không?
17. Có điều gì con nghe mà con thấy ngạc nhiên không?
18. Có điều gì con nhìn thấy khiến con suy nghĩ không?
19. Hôm nay con chơi với ai?
20. Nói cho bố/mẹ một điều hôm nay con biết mà hôm qua con không biết.
21. Điều gì con thấy khó khăn?
22. Con có thích bữa trưa không?
23. Con cho ngày hôm nay mấy điểm? thang điểm 1-10
24. Hôm nay có bạn nào bị cô mắng không?
25. Hôm nay con có làm việc gì cần lòng dũng cảm không?
26. Hôm nay ở trường con có hỏi câu hỏi nào không?
27. Con đang đọc cái gì?
Với những câu hỏi thông minh của bố mẹ, đứa trẻ sẽ kể "bật mí" hết mọi "bí mật" của mình. Ảnh minh họa
28. Hôm nay có điều gì làm cô giáo cười không? Làm cho nheo mày, nhăn trán?
29. Nội quy khó nhất con phải làm theo là gì?
30. Điều gì làm con thấy vui?
31. Điều gì làm con thấy tự hào?
32. Điều gì làm con thấy được yêu thương?
33. Hôm nay có học được từ mới nào không?
34. Nếu được chuyển chỗ ngồi, con chuyển cho ai và tại sao?
35. Ở trường con thích nhất chỗ nào? Ghét nhất chỗ nào? Tại sao?
36. Nếu ngày mai con được đổi vị trí với cô giáo, con sẽ dạy cả lớp cái gì?
Theo các chuyên gia những câu hỏi tích cực mang tính gợi mở kiểu như “Hôm nay có gì vui không con?” sẽ khiến trẻ không những chỉ kể những chuyện vui mà ngay cả những chuyện làm bé bực bội, không hài lòng cũng sẽ được kể ra hết.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, bố mẹ nên tránh những câu hỏi mang tính áp lực, thiếu sự quan tâm đến cảm xúc của con như “Hôm nay con được mấy điểm”, “Hôm nay con học tốt không?”…Khi bố mẹ hỏi những câu hỏi dạng này thì mặc nhiên trẻ sẽ hiểu rằng, bố mẹ chỉ vui khi mình được điểm tốt. Nếu không được điểm tốt, hoặc việc học không tốt sẽ khiến bố mẹ buồn phiền, thậm chí là bị mắng mỏ, trách phạt… Và nếu điều đó đã từng xẩy ra thì trẻ sẽ hình thành nên phản xạ trốn tránh câu hỏi của bố mẹ, thậm chí thu mình lại không thổ lộ tâm sự gì với bố mẹ nữa, kể cả những nỗi lo lắng bất an mà bé gặp phải.
Bất cứ bố mẹ nào cũng mong mình hoàn thành tốt trách nhiệm nuôi dạy con cái, nhưng vì công việc không phải lúc nào cũng...