Bố mẹ chấp nhận duy nhất điều này, con cái sẽ ngày càng tự giác, tiến bộ
Có một số bố mẹ rất cầu toàn, họ quá kỳ vọng vào con cái khiến đứa trẻ lúc nào cũng gánh trên mình nhiều áp lực. Theo thời gian, sự tích tụ này gây ra những tổn thương không thể xóa nhòa cho đứa trẻ.
Có một phóng viên Trung Quốc đặt câu hỏi cho các bà mẹ: “Nếu đánh giá con mình, bạn sẽ cho bao nhiêu điểm?”
Các bà mẹ không ngần ngại liệt kê những khuyết điểm của con mình, rồi chấm 5 điểm, 7 điểm…
Khi phóng viên hỏi các em nhỏ đang chơi: “Nếu đánh giá mẹ mình, các con sẽ cho bao nhiêu điểm?” Các bé trả lời ngay không chút ngại ngần: “10 điểm”, “100 điểm”.
Bạn thấy đấy, trong mắt con cái bố mẹ luôn là người hoàn hảo, dù cho họ cũng tồn tại vô số những khuyết điểm.
Bố mẹ thường muốn con mình nổi trội nên kỳ vọng quá nhiều, khi trẻ không đáp ứng được liền tỏ ra thất vọng và chê bai. Nếu bố mẹ hạ thấp sự kỳ vọng vào con cái, chấp nhận những khuyết điểm của chúng, bố mẹ sẽ phát hiện ra con mình có rất nhiều ưu điểm tiềm ẩn.
Nền giáo dục gia đình tốt nhất chính là chấp nhận sự không hoàn hảo của con cái, tin rằng mỗi đứa trẻ chính là một viên kim cương thô cần được mài giũa để có ngày tỏa sáng.
Những đứa trẻ được bố mẹ chấp nhận sẽ thường tự tin và lạc quan
Nhà tâm lý học người Mỹ Carls Rogers từng nói: “Tình yêu là sự thấu hiểu và chấp nhận”.
Trong chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?” phiên bản Trung, khán giả rất ấn tượng về cách giáo dục của người bố tên Du Giang. Ban đầu, mọi người nghĩ anh là một người bố rất chiều con nhưng rồi sau đó họ phát hiện thêm rằng, anh dành cho con mình sự bao dung tối đa và cả sự chấp nhận cho con mình.
Đội ngũ chương trình sắp xếp các thực hiện nhiệm vụ nhưng các bé thường xuyên quấy khóc và không muốn làm. Lúc này, Du Giang không hề ép buộc con mình phải làm cho bằng được. Biết con mình sợ bóng tối trong đường hầm, thay vì ngồi giải thích cho con hiểu quy định của chương trình, anh chọn cách đi bộ cùng với con một lúc để giúp đứa trẻ bớt sợ hãi.
Bây giờ, con anh đã 7 tuổi, là một đứa bé rất cởi mở và tự tin.động viên con bình tĩnh và tự tin vượt qua khó khăn.
Đôi khi bố mẹ sẽ mất bình tĩnh trước sự mè nhèo, khóc lóc của con cái. Kết quả khiến đứa trẻ ngày càng phản kháng lại bố mẹ, tính cách nổi loạn và thiếu tự tin. Nếu là bố mẹ thông minh, họ sẽ biết cách chấp nhận những khiếm khuyết của con cái, khoan dung với cảm xúc tiêu cực của con và giữ thái độ ôn hòa. Có như vậy, trong quá trình trẻ lớn lên, chúng sẽ không phủ nhận bản thân mà trở nên tự tin hơn.
Những đứa trẻ không được bố mẹ chấp nhận thường có cảm giác thiếu an toàn
Đạo diễn Trương Đồng Đạo (Trung Quốc) nói rằng: “Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể khác nhau, vì thế quá trình phát triển và nhận thức cũng không giống nhau. Giáo dục không phải là một xưởng đúc, không có mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chung”.
Có câu nói mà có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe ít nhất trong đời từ bố mẹ mình, đó là “con nhìn bạn A kia rồi tự nhìn mình xem”. Câu nói mang tính sát thương này sẽ ghim vào trong tim của một đứa trẻ.
Tại sao bố mẹ không hoàn hảo nhưng lại đòi hỏi con mình phải hoàn hảo?
Ảnh minh họa.
Trên MXH Trung Quốc gần đây đưa tin một chàng trai 19 tuổi tự tử vì quá áp lực.
Mẹ của cậu là một người rất nghiêm khắc, luôn yêu cầu cậu phải đứng nhất trong các kỳ thi, nếu đứng thứ 2 cậu sẽ không dám về nhà. Trong mắt người khác, cậu là “con nhà người ta” trong truyền thuyết nhưng trong mắt người mẹ, cậu chỉ là một đứa con trai có quá nhiều thiếu sót.
Vì sự cầu toàn của người mẹ, cậu lúc nào cũng ở nhà học bài, không có bạn bè hay sở thích gì. Cậu sống nội tâm và cảm thấy không hạnh phúc trong chính gia đình của mình. Mặc dù đậu vào trường đại học danh tiếng nhưng cậu mắc chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng. Cậu luôn cảm thấy không hài lòng về mọi thứ, bản thân không làm tốt việc học, rất sợ làm mẹ giận.
Nửa đêm hôm ấy, cậu không chịu nổi sự đau đớn và dày vò trong lòng, cậu đã uống rất nhiều thuốc ngủ và mãi mãi không tỉnh được nữa.
19 tuổi, đáng lẽ đó là độ tuổi thanh xuân đẹp nhất của một người. Thế nhưng, vì luôn sống trong cảnh không được người mẹ chấp nhận, cậu đã tự kết liễu cuộc đời mình.
Một gia đình êm ấm, bố mẹ bao dung, con cái sẽ không lựa chọn cực đoan. Nếu luôn bị từ chối và không được chấp nhận, đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu tự tin và không tìm ra lối thoát trong vòng xoáy của sự bất an.
Chấp nhận sự không hoàn hảo chính là điều tuyệt vời nhất bố mẹ đối với con mình
Chuyên gia giáo dục Trung Quốc Doãn Kiến Lợi từng chia sẻ một câu chuyện về gia đình mình. Khi con gái cô học trung học, điểm số môn Toán của cô bé rất kém, giáo viên đề nghị nên cho cô bé học thêm bên ngoài.
Sau khi nghe lời đề nghị của giáo viên, cô không làm ngay mà cân nhắc lại. Cô cảm thấy bài vở trên lớp cũng đủ khiến một học sinh học hết công suất rồi, nếu đi học thêm bên ngoài, e rằng bài tập sẽ quá nặng.
Mặc dù cũng lo lắng về điểm môn Toán của con gái nhưng cô thấu hiểu và không tạo áp lực, ngược lại con giúp con gái mình lấy lại niềm tin với môn Toán.
Cô nói với con gái: "Cô chủ nhiệm lớp nói con có tiềm năng với môn Toán nhưng điểm số vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, mẹ nghĩ rằng khi con không hiểu vấn đề gì, con nên hỏi giáo viên và làm thêm nhiều bài tập khác để cải thiện. Mẹ cũng tin con rất có tiềm năng trong môn Toán”.
Nghe xong những lời này, con gái cô cảm thấy phấn chấn tinh thần lên rất nhiều. Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ đã được nhận vào một trường trong khối Ivy League.
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về gió bắc và gió nam muốn biết ai mạnh hơn, 2 bên muốn xem ai có thể khiến người đi đường phải cởi áo.
Gió bắc tin rằng, chỉ có giá mạnh mới thổi bay áo của người đi đường nên nó ra sức thổi mạnh tới mức rét run lên. Người đi đường cảm thấy gió lạnh nên càng giữ chặt áo quần để chống lại cơn lạnh. Trong khi đó, gió nam thổi chậm, trời lặng nắng chiếu gắt. Người đi đường cảm thấy trời nóng liền cởi áo.
Trong tâm lý học gọi đây là “quy luật gió nam”, hay còn được gọi là “quy luật của sự ấm áp”. Áp dụng điều này vào giáo dục, ta có thể thấy rằng, nếu cứ xăm soi vào khuyết điểm của con cái, hiệu quả sẽ không như mong đợi.
Bạo lực hay mắng mỏ là cách giải quyết không nên, đặc biệt là với gia đình có con đang trong tuổi “nổi loạn”.
Nguồn: [Link nguồn]