Bộ GD&ĐT yêu cầu không kiểm tra định kỳ với học sinh lớp 1,2

Sự kiện: Giáo dục

Đối với lớp 1,2 ưu tiên tổ chức dạy học qua truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong thời gian này là nội dung trong công điện của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa gửi các địa phương.

Bộ GD&ĐT yêu cầu không kiểm tra định kỳ đối với học sinh lớp 1,2.

Bộ GD&ĐT yêu cầu không kiểm tra định kỳ đối với học sinh lớp 1,2.

Ưu tiên dạy học qua truyền hình

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, TP chỉ đạo sở GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý theo các văn bản hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT.

Đối với địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp tại trường, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình các nội dung lý thuyết, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa để học tập.

Đối với lớp 1, lớp 2, các tỉnh ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này. Khi học sinh đi học trở lại, trường phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.

Học sinh lớp 3 đến lớp 12, các nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Các sở hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.

Địa phương “vùng xanh” học hơn 6 buổi/ tuần

Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, Sở GD&ĐT tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, trường có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần. Bên cạnh đó, các trường chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng viễn thông để tổ chức triển khai dạy học trực tuyến khi cần thiết.

Đồng thời, sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình cho giáo viên và cán bộ quản lý; sử dụng bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số và bản mềm sách giáo khoa tại các trang web của nhà xuất bản để tổ chức dạy học có hiệu quả trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội.

Bộ trưởng cũng đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường phối hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương xây dựng video bài giảng các nội dung cốt lõi theo hướng tinh giản của bài học, chủ đề các môn học để phát sóng trên đài phát thanh, trên truyền hình và bổ sung kho học liệu số.

Đặc biệt quan tâm đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên thuộc khu vực bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh; hỗ trợ các học sinh thuộc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Bộ GD-ĐT ra yêu cầu mới về tổ chức dạy học ứng phó với dịch COVID-19

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành công điện về việc tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN