Bộ GD&ĐT nêu 5 nguyên tắc chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Theo Quy chế, mỗi bài tự luận sẽ được 2 cán bộ chấm thi ở hai tổ khác nhau chấm độc lập rồi thống nhất điểm lại.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, công tác coi thi đợt 1 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT mang tính lịch sử khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được các địa phương hoàn tất, cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra và được xã hội đánh giá tích cực. Tuy nhiên, đây mới là bước đầu. Để làm nên thành công của cả Kỳ thi, đảm bảo quyền lợi cho tất cả thí sinh và tạo niềm tin cho nhân dân, cần có đóng góp quan trọng của công tác chấm thi.

Cũng giống như khâu coi thi, Bộ GD&ĐT vẫn đạt mục tiêu kép ở khâu chấm thi. Theo đó, bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên. Chấm thi nghiêm túc, chất lượng khách quan và đúng quy chế.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi về Quy chế với cán bộ chấm thi.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi về Quy chế với cán bộ chấm thi.

Để đạt được mục tiêu trên, Thứ trưởng lưu ý, giáo viên chấm thi cần thực hiện tốt một số nguyên tắc:

Thứ nhất, nắm chắc Quy chế thi. Quy chế năm nay có một số điều chỉnh, vì thế giáo viên chấm thi phải nghiên cứu kỹ để không bị sai sót hoặc nhầm lẫn. Tinh thần là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thí sinh.

Thứ hai là chấm thi đều tay. Theo đó, ban chấm thi tự luận cần thống nhất cách chấm, bám sát vào hướng dẫn chấm bài thi tự luận, để bảo đảm giáo viên chấm thi chính xác và hiệu quả.

Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc, mỗi bài chấm phải được 2 giám khảo chấm độc lập ở hai tổ chấm khác nhau.

Thứ tư, giáo viên phải giữ quan điểm của mình khi chấm thi nhưng không được bảo thủ. Cần đặt quyền lợi của thí sinh lên trên.

Thứ năm, không để xảy ra những sai sót hoặc nhầm lẫn không đáng có.

“Đề nghị các thầy cô bằng tinh thần trách nhiệm sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc chấm thi, đảm bảo nghiêm túc, trung thực, chính xác, khách quan, công bằng, phản ánh đúng chất lượng học tập của thí sinh và cung cấp dữ liệu chính xác cho tuyển sinh đại học”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Thứ trưởng nhấn mạnh, việc chấm thi tự luận và trắc nghiệm không phải mới đối với các địa phương nhưng năm nay Quy chế và phầm mềm chấm thi có một số điểm mới nhằm tăng cường tính bảo mật, chặt chẽ, khoa học cho quy trình chấm thi, nên các địa phương không được chủ quan. Từng cán bộ tham gia chấm thi phải nắm chắc Quy chế, quy trình tổ chức chấm thi để thực hiện chính xác, hiệu quả. Những điều này Bộ GDĐT đã có hướng dẫn chi tiết, tường minh, để các địa phương và từng cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi thuận tiện thực hiện.

Theo Quy chế, mỗi bài tự luận sẽ được 2 cán bộ chấm thi ở hai tổ khác nhau chấm độc lập rồi thống nhất điểm lại. Thứ trưởng đề nghị đảm bảo tuyệt đối quy định chấm 2 vòng độc lập này và quy trình chấm thi, để đảm bảo điểm số của bài thi là phù hợp, chính xác.

Trong quá trình chấm thi môn tự luận, có nhiều vấn đề giáo viên muốn giữ quan điểm của mình. Tuy vậy, Thứ trưởng cho rằng, các thầy cô cần hài hòa và tôn trọng quan điểm, lý lẽ của thí sinh bởi đề thi thiết kế theo hướng mở, khuyến khích sự sáng tạo và quan điểm riêng của người viết. “Tuyệt đối không được bảo thủ và phải đặt quyền lợi của thí sinh lên trên hết”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Những sai lầm thường gặp trong quá trình chấm thi, như: chấm sót, cộng nhầm điểm… các giáo viên cần hết sức quan tâm để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng cho thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt mùa COVID kết thúc tốt đẹp

Kỳ thi được đánh giá là an toàn, không có tình trạng lộn xộn, chưa phát hiện gian lận, nhất là gian lận có tổ chức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN