Bộ GD-ĐT khuyến cáo loại bỏ phương thức xét tuyển ĐH, CĐ không hiệu quả

Trong số gần 20 phương thức xét tuyển, nhiều phương thức có kết quả thí sinh học thấp dưới 1%.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2022, thí sinh chủ yếu lựa chọn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp và xét học bạ. Tỉ lệ thí sinh nhập học theo 2 phương thức trên lần lượt là 47,98% và 37,18%.

Trong số gần 20 phương thức xét tuyển, nhiều phương thức có kết quả thí sinh học thấp dưới 1%; trong đó thấp nhất là phương thức xét tuyển qua phỏng vấn - tỷ lệ thí sinh nhập học 0,00%. Tiếp đến là phương thức kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển, tỷ lệ sinh viên nhập học đạt 0,01%.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy, Quy chế Tuyển sinh đưa ra các nguyên tắc, khung cơ bản, yêu cầu tối thiểu, đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho cả thí sinh và các cơ sở đào tạo.

Các cơ sở đào tạo được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các cơ sở đào tạo tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố. Bộ GD-ĐT có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả cơ sở đào tạo phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở đào tạo điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.

Số liệu thí sinh trúng tuyển và nhập học đại học, cao đẳng đã thể hiện kết quả khả quan. Tổng số thí sinh nhập học toàn quốc là 521.263, đạt 83,39%. Tỉ lệ nhập học/chỉ tiêu của tuyển sinh sư phạm trình độ đại học và cao đẳng đạt hơn 80%, với tổng số thí sinh nhập học là 38.915. Tỉ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ chiếm đa số, lần lượt là 47,98% và 37,18%.

Tuy nhiên, một số phương thức xét tuyển chưa hiệu quả, một số cơ sở đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; một số thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; một số khó khăn trong truy nhập Hệ thống nộp lệ phí trực tuyến. Những hạn chế trong xét tuyển sớm, các cơ sở, lĩnh vực tuyển kém và nguyên nhân cũng được nghiêm túc nhìn nhận và chỉ rõ trong báo cáo.

Do đó, Bộ GD-ĐT khuyến cáo loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả.

Năm 2023, công tác tuyển sinh về cơ bản giữ ổn định, áp dụng Quy chế tuyển sinh 2022. Cùng với việc áp dụng chính sách điểm ưu tiên có hiệu lực từ năm 2023 và CSĐT cần ban hành quy chế tuyển sinh riêng.

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh thêm một số lưu ý, điểm mới và giải pháp để tiếp tục cải thiện, khắc phục các tồn tại, hạn chế năm 2022. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển…

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ GD-ĐT công bố chi tiết các mốc thời gian dự kiến trong tuyển sinh đại học năm 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến cho thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 5/7, xác nhận nhập học trước 30/8, sớm hơn từ hai tuần đến một tháng so với năm ngoái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN