Bộ GD-ĐT có lên tiếng về đề xuất cho học sinh nghỉ luôn 3 tháng mùa Xuân?
Trước diễn biến phức tạp của dịch virus Corona, nhiều người có đề xuất thay cho học sinh nghỉ luôn 3 tháng mùa xuân thay vào 3 tháng mùa hè.
Tình hình diễn biến của dịch bệnh do virus Corona đang có nhiều yếu tố khó lường. Đa số phụ huynh mong muốn tiếp tục cho con nghỉ học. Họ yên tâm về công tác phòng chống dịch bệnh nhưng lo lắng vì học sinh còn nhỏ, chưa ý thức được ăn uống hay giao tiếp, có nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhiều người có đề xuất thay cho học sinh nghỉ luôn 3 tháng mùa xuân thay vào 3 tháng mùa hè.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT tổ chức 4 kỳ nghỉ/năm. Có thể nghỉ hè chỉ kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết một tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại kéo dài 2 tuần.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT khẳng định, học sinh bậc phổ thông từ lớp 1 đến 12, không phải tất cả đều giống nhau. Học sinh cuối cấp buộc phải có kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, không thể lùi đến sang năm được. Vì vậy, Bộ GD-ĐT phải tính đến các mốc thời gian này, cần tính toán lùi hơn năm học trước nhưng không ảnh hưởng lớn các năm tiếp theo.
“Căn cứ tình hình thực tiễn, các địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại theo lứa tuổi và địa bàn. Ví dụ, học sinh lớp 12 có kỹ năng tự bảo vệ mình và thể lực tốt, có thể tính toán, cân nhắc cho đến trường trở lại. Nếu tất cả học sinh đều nghỉ 3 tháng, sẽ ảnh hưởng năm học tiếp theo”, ông Thành nói.
Về kế hoạch lùi thời gian học, ông Thành cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sao cho phù hợp, có thể kéo dài 1-2 tuần. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian kết thúc năm học có thể kéo dài 2-3 tuần. Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương có căn cứ làm khung điều chỉnh kế hoạch năm học.
Một năm học có những mốc thời gian phải thực hiện như thời điểm kết thúc, hoàn thành xét tốt nghiệp tiểu học, THCS, tuyển sinh vào lớp 10. Khi lùi thời gian kết thúc năm học, các mốc trên cũng phải điều chỉnh dựa trên nguyên tắc không ảnh hưởng nhiều kế hoạch năm tiếp theo.
Riêng ở học sinh ở Vĩnh Phúc nếu nghỉ quá lâu sẽ là trường hợp đặc thù. Khi đó, với kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ có phương án riêng cho địa phương.
Cũng trong ngày 15/2, Bộ GD-ĐT đã có công văn về việc đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trước dịch bệnh Covid-19.
Căn cứ vào việc điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học có liên quan của Bộ GDĐT, Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm xem xét quyết định kế hoạch dạy - học của nhà trường phù hợp với kế hoạch của Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia và Kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non chính quy năm 2020, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo.
Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo đã và đang tổ chức dạy - học phải tiếp tục thực hiện đúng chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ GDĐT, Bộ Y tế, tuyệt đối đảm bảo an toàn trong nhà trường.
“Qua nghiên cứu các nước cho thấy, hè nghỉ 35 ngày; nghỉ Tết khoảng 1 tháng; 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Sở GD...
Nguồn: [Link nguồn]