Bỏ công chức, viên chức: Nếu áp dụng đồng loạt cần phải sửa đổi Luật

Sự kiện: Giáo dục

Tôi cho rằng Bộ GD&ĐT sẽ chỉ áp dụng thí điểm. Nếu áp dụng đồng loạt cần phải sửa đổi Luật Viên chức, phải phù hợp với hệ thống chung của chúng ta, và chắc chắn Quốc hội sẽ phải cho ý kiến”, ông Phạm Tất Thắng nói.

Bỏ công chức, viên chức: Nếu áp dụng đồng loạt cần phải sửa đổi Luật - 1

Ông Phạm Tất Thắng, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: NT

Trước đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Tất Thắng, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 23/5.

Theo ông Phạm Tất Thắng, làm thế nào để bỏ hay giảm số lượng công chức, viên chức trong ngành giáo dục là một việc làm cần phải suy nghĩ thấu đáo. Đó là một việc làm cần thiết và sẽ tốt nếu làm được. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên là một lực lượng rất quan trọng, là chủ thể của ngành giáo dục và liên quan đến việc đào tạo đội ngũ nhân lực, là lực lượng kế cận cho đất nước trong thời gian tới.

“Do vậy, bất kỳ chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên khi có sự thay đổi cần phải có những tính toán thận trọng, phù hợp với quy định pháp luật của chúng ta hiện nay, đồng thời phù hợp với công chức, viên chức của các ngành khác. Cho dù có giảm chi phí về ngân sách, vẫn cần thiết phải bảo vệ quyền lợi cho giáo viên,” ông Phạm Tất Thắng bày tỏ quan điểm.

Trước ý kiến lo ngại sẽ phát sinh thêm tiêu cực trong ngành giáo dục khi “chạy” hợp đồng còn “căng” hơn “chạy” công chức, bởi cứ mỗi năm hết hạn hợp đồng là giáo viên lại phải lo “chạy” hợp đồng, ông Phạm Tất Thắng cho rằng dư luận về việc “chạy” công chức hay hợp đồng là có. Ngành giáo dục chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng số lượng công chức, viên chức của đất nước. Do vậy, nếu có một chính sách công khai, minh bạch cũng sẽ hạn chế được những tiêu cực có thể phát sinh xung quanh câu chuyện này.

“Nếu làm được công khai, minh bạch, giáo viên cũng sẽ yên tâm hơn, qua đó đạt được mục tiêu giảm được đội ngũ công chức, viên chức, đồng thời giảm được ngân sách nhà nước cho đội ngũ công chức, viên chức hiện nay. Tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo quyền lợi của đội ngũ giáo viên, đồng thời đảm bảo được mặt bằng chung giữa công chức, viên chức trong ngành giáo dục với các ngành khác,” ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thắng, nếu thay đổi mang tính cách mạng này đi vào thực tiễn, Quốc hội cũng sẽ phải xem xét sửa đổi Luật Công chức, viên chức bởi đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu là công chức.

Ngành giáo dục đã đưa ra đề xuất này. Việc có áp dụng hay không, hay áp dụng thí điểm vẫn cần sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu để áp dụng đồng loạt cho toàn ngành giáo dục, rõ ràng sẽ phải sửa đổi Luật Công chức, viên chức.

“Theo quy định của Luật Viên chức: Viên chức, công chức phải có vi phạm gì đó mới bị đưa ra khỏi công chức, viên chức. Tôi cho rằng Bộ GD&ĐT sẽ chỉ áp dụng thí điểm, nếu áp dụng đồng loạt cần phải sửa đổi Luật Viên chức, phải phù hợp với hệ thống chung của chúng ta, và chắc chắn Quốc hội sẽ phải cho ý kiến”, ông Phạm Tất Thắng nói. 

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Bỏ công chức, viên chức sẽ giải phóng sức ì của giáo viên trường công lập

"Hiện nay không ít giáo viên có tâm lý cố vào bằng được biên chế, cố bám lấy biên chế. Khi được vào biên chế thì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Anh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN