Bố có những đặc điểm này rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái
Tầm quan trọng của người cha đối với sự phát triển của con cái là điều không thể phủ nhận.
1. Bố thường xuyên đi vắng
Nhiều ông bố có thể vì lí do công việc mà thường xuyên vắng nhà, không thể chứng kiến được quá trình trưởng thành của con cái. Những đứa trẻ lúc này sẽ dễ cảm thấy bất an, thiếu vắng sự chăm sóc của bố. Vào ngày của bố năm 2008, tổng thống Obama đã phát biểu rằng, những đứa trẻ sống thiếu vắng bố sẽ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hoặc phạm tội cao gấp 5 lần trong tương lai, có khả năng bỏ học cao gấp 9 lần. Sự vắng mặt lâu ngày của người bố mặc dù do nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì vẫn tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
2. Bố hay gắt gỏng
Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, lời nói và hành động có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong sự cáu gắt của bố mẹ sẽ luôn có cảm giác sợ hãi và tổn thương, không cảm nhận được hơi ấm gia đình. Khi trẻ còn nhỏ, có chỉ có thể thỏa hiệp vì không thể phản kháng. Khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực để giải tỏa những dồn nén của cảm xúc.
3. Bố không thương mẹ
Con cái lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần khi chúng được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương trong một gia đình êm ấm, bố thương yêu mẹ là tấm gương tốt cho con cái. Có nhiều trẻ từ nhỏ đã sống dưới cái bóng của những cuộc cãi vã từ cha mẹ, dễ bị nghi ngờ bản thân và thậm chí bị tổn thương cả khi đã lớn lên.
4. Bố lười biếng
Mỗi người trong gia đình đều nên giúp đỡ nhau trong mọi việc, từ những việc nhỏ nhặt nhất. Nếu người mẹ bận rộn mà bố không giúp đỡ, chỉ nằm dài xem TV hay làm việc riêng sẽ trở thành gốc rễ của mâu thuẫn gia đình, thậm chí là tấm gương xấu của con cái.
Nuôi dạy con cái là cả một quá trình dài. Không phải ai cũng là cha mẹ hoàn hảo nhưng quan trọng là phải luôn sống tích cực, sẵn sàng giúp đỡ và cùng hỗ trợ nhau trong việc nuôi dạy con cái.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa 2 đứa trẻ được và không được cha dạy dỗ trong quá trình trưởng thành.
Nguồn: [Link nguồn]