Bỏ biên chế giáo dục: Giáo viên sẽ quyết định sự thành bại của hiệu trưởng
“Chất lượng và thương hiệu của trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên . Vì thế, trong trường hợp này, chính giáo viên là người nắm giữ sự thành công hay thất bại của hiệu trưởng”, cùng GS.TS Đinh Quang Báo cho hay.
Vừa qua tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, Bộ sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào - có ra”, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.
Thông tin này vẫn đang làm nóng dư luận những ngày qua. Nhiều giáo viên lo lắng, chuyển sang chế độ hợp đồng quyền lợi của họ không được đảm bảo nhất là khi hiệu trưởng lộng quyền như những “ông vua con”.
Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội (ảnh:Tuổi trẻ)
PV: Thưa GS, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không để giáo viên là công chức, viên chức, thay vào đó sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào - có ra”, xin GS cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
GS.TS Đinh Quang Báo: Tôi rất ủng hộ chủ trương bỏ biên chế và thay bằng đó là chế độ hợp đồng. Để giáo viên theo biên chế thì luôn tạo được sự ổn định về phân công giáo viên tại các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, chính sự ổn định đó lại ra nhược điểm. Khi theo biên chế, tức là giáo viên đã “yên vị” ở vị trí đó. Chính vì thế, giáo viên không có động lực để tìm tòi, sáng tạo nhằm tạo ra tiết học hay, bài giảng thú vị để nâng cao chất lượng. Điều đó đã tạo ra sự trì trệ trong đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.
Chế độ hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đồng nghĩa với đó thì hai bên được đặt ra các tiêu chí để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Như vậy, cơ sở đào tạo muốn có năng lực, sức sáng tạo cao nhất của giáo viên và giáo viên mong muốn được hưởng chế độ đãi ngộ cao nhất. Như thế, sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển.
Hiện nay, lương giáo viên quá thấp, nhiều giáo viên phải làm những ngành nghề phụ để đảm bảo cuộc sống. Vậy thì động lực ở đâu để cống hiến, để sáng tạo?
Khi chuyển sang chế độ hợp đồng, nếu giáo viên có năng lực tốt đương nhiên chế độ đãi ngộ sẽ khác và ngược lại.
PV: Nhiều phụ huynh lo ngại việc tăng lương cho giáo viên sẽ đi đôi với tăng học phí. Vậy những học sinh nghèo làm sao để đảm bảo quyền được học tập thưa GS?
GS.TS Đinh Quang Báo: Có những bậc học hiện nay do Nhà nước bao cấp mà học sinh không phải đóng học phí như cấp tiểu học. Nhiều nước phát triển trên thế giới, nhà nước miễn phí hoàn toàn cho học sinh học đến bậc phổ thông.
Bình đẳng trong giáo dục cũng là một phúc lợi xã hội. Vì thế, những học sinh nghèo không cần phải quá lo lắng. Giả sử, nếu có tăng học phí thật thì Nhà nước sẽ vẫn đảm bảo quyền lợi học tập cho các em để tạo sự bình đẳng.
Thưa GS, nhiều giáo viên lo lắng khi chuyển sang chế độ hợp đồng điều đó đồng nghĩa với việc “quyền lực” sẽ tập trung vào tay hiệu trưởng. Hiệu trưởng chẳng khác nào “vua một cõi” nắm mọi quyền hành trong tay. Xin GS cho biết quan điểm của mình?
GS.TS Đinh Quang Báo: Khi bỏ biên chế đương nhiên quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục sẽ được tăng cường. Lúc ấy, hiệu trưởng sẽ tự chịu trách nhiệm trước nhiều vấn đề nảy sinh tại cơ sở của mình.
Đương nhiên, nếu hiệu trưởng “lộng quyền” sẽ không giữ được chân giáo viên giỏi, sẽ không tạo được thương hiệu cho mình. Không có thương hiệu, không thu hút được học sinh, hiệu trưởng cũng không có lợi gì mà lúc ấy còn tự đào thải chính mình.
Có thể thấy, chất lượng và thương hiệu của trường phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên . Vì thế, trong trường hợp này, chính giáo viên là người nắm giữ sự thành công hay thất bại của hiệu trưởng. Đã thế thì hiệu trưởng nào dám lộng quyền?
PV: Với chủ trương mới này của Bộ GD&ĐT, rất nhiều sinh viên sư phạm tỏ ra lo lắng, GS có điều gì muốn chia sẻ cùng sinh viên của mình?
Như vậy, với chủ trương này thì sức sáng tạo của giáo viê sẽ là một giá trị để đảm bảo quyền lợi. Vì thế, ai muốn có một chế độ đãi ngộ lớn thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường các em hãy tích cực tìm tòi, nỗ lực sáng tạo.
Tôi tin, tất cả những nỗ lực của các em ngày hôm nay nhất định sẽ được đến đáp xứng đáng.
Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này!
Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN. |
"Hiệu trưởng phải có quyền như chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển người và bố trí người của mình để thực hiện...