Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội
Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.
Báo chí và truyền thông luôn là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao, số lượng thí sinh đăng ký gấp nhiều lần chỉ tiêu. Bên cạnh đó, báo chí là ngành học sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều bạn trẻ năng động, nhiệt huyết mong muốn được học tập trong ngành báo chí và có cơ hội được cống hiến cho đất nước sau này.
Học viện Báo chi và Tuyên truyền là một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo về lĩnh vực Báo chí - Truyền thông. Những năm vừa qua tỷ lệ cạnh tranh giữa các thí sinh được đánh giá là 'gát gao' và điểm trúng tuyền đầu vào cũng ở mức khá cao.
Năm ngoái, ngành cao điểm nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là Truyền thông đa phương tiện với 28,68 khối C15 (tương đương 9,56 điểm/môn).
Trước đó, năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy điểm chuẩn dao động từ 22,8 - 29,25 điểm theo thang 30; từ 33,3 - 37,6 điểm theo thang 40.
Phương thức tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024
Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024
Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 2.050 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy cấp bằng đại học thứ nhất và 350 chỉ tiêu đại học chính quy cấp bằng đại học thứ hai. Học viện vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2023.
Học viện tuyển sinh theo 3 phương thức gồm: xét học bạ (15% chỉ tiêu), xét tuyển kết hợp tuyển chứng chỉ tiếng Anh (từ 6.5 trở lên), chứng chỉ SAT (từ 1200/1600 trở lên) và kết quả học bạ 5 kì (trừ học kì II lớp 12) đạt từ 7.0 trở lên (15% chỉ tiêu), xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu).
Ở lĩnh vực Báo chí, truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đề xuất trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia. (Ảnh: TL)
Thí sinh cần đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe
Khi xét tuyển vào học viện, thí sinh cần đọc kỹ ngưỡng đảm bảo điều kiện đầu vào cũng như điều kiện nhận học sơ. Mỗi nhóm xét tuyển, học viện có điều kiện riêng. Ví dụ thí sinh dự tuyển các ngành/chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị phải đáp ứng yêu cầu không nói ngọng, nói lắp.
Thí sinh xét tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp. Sau khi trúng tuyển, Học viện sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Nếu sinh viên không đáp ứng điều kiện sức khỏe ở chuyên ngành Quay phim truyền hình sẽ chuyển sang ngành học khác tương đương của Học viện.
Học viện cũng có quy định tiêu chí phụ khi xét tuyển. Với những ngành học có môn nhân hệ số thì ưu tiên những thí sinh có tổng điểm gốc 3 môn/tổ hợp chưa nhân hệ số, chưa cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích, chưa làm tròn. Với những ngành học còn lại, ưu tiên thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Toán cao hơn.
Dưới đây là bảng điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 năm gần đây. Thí sinh và phụ huynh nên tham khảo để đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp nhất.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 năm gần đây (Ảnh: TL)
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 năm gần đây. (Ảnh: TL)
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 năm gần đây. (Ảnh: TL)
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 năm gần đây. (Ảnh: TL)
Nguồn: [Link nguồn]
Hà Nội - Học phí dự kiến ngành Báo chí và Truyền thông ở các trường khoảng 12-55 triệu đồng một năm, tăng cao nhất hơn 6 triệu đồng.