Bí quyết trị thói ăn vạ của trẻ khiến mẹ nhàn tênh

Sự kiện: Dạy con

Trẻ ăn vạ là một trong những vấn để khiến cha mẹ khá đau đầu và thường nhanh chóng đáp ứng để giải quyết vấn để. Tuy nhiên, sự chiều chuộng này của phụ huynh đã vô tình mang đến nhiều hậu quả xấu.

Để trẻ thoả mãn khi ăn vạ chính là hại con 

Theo ThS Vũ Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường mầm non Baby Bear chia sẻ trong chương trình 'Kĩ năng sống' cho biết, ăn vạ thực ra là bước phát triển rất bình thường trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Từ 12 tháng tuổi trở lên trẻ bắt đầu nhận biết được cái tôi, biết mình là ai ở trong gia đình. Đặc biệt, với những gia đình hiếm muộn và chiều chuộng con đôi khi trẻ lại trở thành trung tâm vũ trụ, của cả gia đình vì biết mình có vai trò rất quan trọng. 

Từ đó, sớm hình thành tâm lý đòi hỏi mọi việc để thoả mãn nhu cầu cá nhân, nếu không được đáp ứng tức thì sẽ dẫn đến động tác chúng ta gọi là ăn vạ, tức là đưa ra những yêu cầu đòi hỏi gây khó dễ và áp lực cho người lớn. 

Em bé nào cũng biết ăn vạ, nhưng vấn đề đặt ra là sự đòi hỏi đó có chính đáng hay không. Nếu một đứa trẻ thường xuyên ăn vạ và luôn được đáp ứng thì dần dần vô hình chung cha mẹ đã hình thành cho trẻ một tính cách xấu chính là thói ích kỉ. 

Nhất quán trong phương pháp giáo dục 

Đã nói đến một phương pháp giáo dục thì cần phải có sự nhất quán, tức là mọi lúc mọi nơi ở gia đình cũng như những nơi công cộng, nhất quán từ từng thành viên trong gia đình, đến mọi không gian, khiến trẻ tự ý thức việc ăn vạ được đáp ứng là điều không thể. 

Phớt lờ

Tốt nhất bạn nên để mặc con khóc, không dỗ dành cũng không quát mắng. Tuy nhiên, cha mẹ hãy ở gần bé, đặt bé trong tầm quan sát, nhìn bé với nét mặt thản nhiên, tươi cười và nói là con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp. Thực ra, trẻ sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh vậy nên cha mẹ hãy bày ra trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.

Bí quyết trị thói ăn vạ của trẻ khiến mẹ nhàn tênh - 1

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Mẹ phải sắt đá

Đừng mềm lòng và dễ dàng thoả hiệp với những đòi hỏi của bé, hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu mẹ cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy rời con ở một khoảng cách vừa đủ, đảm bảo con ở tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút, ssau khi tâm trạng ổn định hơn thì mẹ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.

Không để người khác xen vào

Việc dạy dỗ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu mẹ đang cương quyết với bé, thì có những người xung quanh xúm vào dỗ dành, lúc đó mọi kỷ luật trở thành vô nghĩa. Quan điểm nuôi dạy con cần được thống nhất với các thành viên trong nhà, khi bé ứng xử không tốt, mọi người không nên bênh vực. 

Đánh lạc hướng trẻ

Khi trẻ ăn vạ quá căng thẳng, cha mẹ phải thật bình tĩnh, tiếp theo nên cố gắng quan sát xung quanh hoặc nghĩ ra một việc gì đấy rồi nhẹ nhàng thủ thỉ vào tai bé. Tốt nhất nên thủ thỉ điều làm bé chú ý, bé sẽ ngừng khóc và im lặng theo dõi theo câu chuyện của bạn. Muốn vậy, bạn phải thật khéo léo dẫn dắt bé tập trung khiến bé bị phân tâm và quên đi mục đích "ăn vạ" ban nãy. 

5 bí quyết giúp cha làm dịu cơn khóc của trẻ

Có thể dễ dàng hơn cho người mẹ để dỗ dành hay làm dịu cơn thịnh nộ của đứa trẻ do họ có thể cảm nhận được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN