Bí quyết làm bài thi tốt nghiệp môn Địa

Cô giáo trường THPT Amsterdam, HN chia sẻ những kinh nghiệm để thi tốt nghiệp môn Địa.

Học sinh chú ý đến phần giải thích

Cô giáo Đinh Lê Thị Thiên Nga, giáo viên môn Địa, trường THPT Amsterdam, Hà Nội cho biết, 5 năm trở lại đây, đề thi môn Địa thường ra theo dạng “ma trận đề”, tức là kiến thức dàn trải cho nhiều phần nội dung trong sách giáo khoa. Học sinh khi gặp dạng đề này muốn mở sách cũng khó.

Cấu trúc đề thi thường có 2 phần:

- Phần 1, gồm có 3 câu (8 điểm): Câu 1 bao gồm kiến thức về địa lý tự nhiên và địa lý dân cư; câu 2 kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế; câu 3 kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa phương.

- Phần thứ 2 gồm có 2 câu hỏi (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu), câu hỏi theo chương trình chuẩn và câu hỏi theo chương trình nâng cao. Phần nội dung này phần lớn là kiểm tra các kỹ năng về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu. Dạng đề thi này cũng không quá khó, đối với học sinh trung bình và dưới trung bình vẫn có thể làm được 5 điểm, trên trung bình có thể đạt điểm 6, 7.

Lưu ý phần giải thích bảng số liệu:

- Trong bảng số liệu dù học sinh nhận xét được tăng hay giảm nhưng lại vướng về nhận xét. Nhiều em học sinh thấy khó đã bỏ qua cả câu sẽ rất phí. Bởi vì khi chấm điểm, hội đồng chấm thi chấm theo ý. Học sinh không làm được phần nhận xét có thể để cách ra khi nào làm xong hết những câu khác có thể quay lại suy nghĩ làm tiếp.

- Ở phần vẽ biểu đồ, các em học sinh nên lưu ý sau khi vẽ biểu đồ xong phải nhớ ghi tên biểu đồ.

- Về phần sử dụng Atlat, học sinh cần phải học kỹ các ký hiệu vùng miền và có sự tổng hợp kiến thức khoa học. Học sinh có thể lấy số liệu của những năm trước chỉ cần ghi rõ năm lấy số liệu trong bài làm. Ví dụ như có bài về số liệu dân số, học sinh có thể lấy con số về dân số năm 2008 để minh họa cho bài viết, không nhất thiết phải lấy số liệu năm 2013.

- Học sinh không quá căng thẳng, áp lực ngày gần thi.

- Sau khi nhận bài thi hãy phát thảo đề thi để phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu, tránh tình trạng học sinh chú trọng vào một câu đến khi làm sang câu khác không đủ thời gian.

- Học sinh nên chọn câu vẽ biểu đồ làm trước bởi dạng vẽ thường có 4 dạng cơ bản, các em học sinh đều thuộc hết các dạng này ở trên lớp. Học sinh nên nhận xét số liệu tăng giảm trong bài biểu đồ để ghi điểm còn phần giải thích nếu khó khăn để lại làm sau...

- Các em cũng nên lưu ý học kỹ phần kinh tế xã hội phần này thường chiếm nội dung lớn trong các đề thi.

- Cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...Cần đọc thật kỹ đề để xác định xem câu hỏi đó thuộc dạng nào (trình bày, chứng minh, phân tích, so sánh hay giải thích).

Như vậy, việc làm bài thi môn Địa lý thực chất không quá khó nếu học sinh nắm vững một số nguyên tắc khi học và làm bài có thể dễ dàng đạt điểm trung bình.

Tra cứu Đề thi, Đáp án, tra cứu Điểm thi, Điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Tải Đáp án các môn thi Tốt nghiệp THPT, hãy soạn tin:
DATN <Môn thi><MãĐề> gửi 8702

Tải thông tin mẹo vặt mùa thi, hãy soạn tin: MV <Mã số> gửi 8502
Ví dụ: 4 điều quan trọng cho học ôn khối A mã 7025
Chi tiết xem tại: http://sms.24h.com.vn/totnghiep/tuvanon.html

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Nguyễn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN