Bí quyết dạy con của bà mẹ Do Thái với 3 con gái là CEO, giáo sư hàng đầu thế giới
Phương pháp nuôi con của bà mẹ này được đúc kết và rút ra từ những năm tháng cơ cực, nghèo đói. Thế nhưng, cũng chính điều này khiến bà quyết tâm học hành và không để con cái mình phải chịu khổ như mình lúc nhỏ.
Esther Wojcicki là một người phụ nữ gốc Do Thái, bà có 3 người con gái rất giỏi giang và thành đạt. Chị cả Susan hiện là giám đốc điều hành của Youtube, người con thứ là Janet là giáo sư nhi khoa tại đại học California, San Francisco và cuối cùng là Anne, người đồng sáng lập và là SEO của 23andMe. Họ đã vươn lên dẫn đầu trong công việc tưởng chừng như chỉ dành cho nam giới. Cách dạy con của bà Esther gói gọn trong chữ TRICK, đó là viết tắt của sự tin tưởng (trust), tôn trọng (respect), độc lập (independence), sự hợp tác (collaboration) và lòng tốt (kindness).
1.Tin tưởng
Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng mất niêm tin trên toàn thế giới. Người lớn cảm thấy sợ hãi rất nhiều thứ và điều đó làm cho con cái của họ sợ trở thành một người như bố mẹ của mình như chấp nhận rủi ro, hay không dám chống lại sự bất công.
Bà Esther đã dạy con cái mình phải tự tin vào những gì mà chúng lựa chọn. Với tư cách là bố mẹ, tốt nhất là tin tưởng con cái mình có thể thực hiện được những điều phi thường, trao cho chúng quyền độc lập và có trách nhiệm với những quyết định của mình.
2.Tôn trọng
Sự tôn trọng cơ bản nhất mà bố mẹ có thể chỉ cho con cái chính là hướng tới sự tự chủ và tôn trọng cá tính của chúng. Mỗi đứa trẻ đều là một món quà, trách nhiệm của bố mẹ là nuôi dưỡng món quà đó, bất kể đó là gì. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc nói với những đứa trẻ là ai, theo đuổi nghề gì, cuộc sống của chúng sẽ như thế nào...Điều cha mẹ cần làm nhất là hỗ trợ khi con cái xác định và theo đuổi mục tiêu của riêng mình.
3.Độc lập
Độc lập dựa trên một nền tảng vững chắc của sự tin tưởng và tôn trọng. Trẻ em học cách tự kiểm soát và trách nhiệm sớm sẽ có khả năng đối mặt với những thách thức của tuổi trưởng thành tốt hơn nhiều, chúng cũng có kỹ năng thích nghi và suy nghĩ sáng tạo. Những đứa trẻ có khả năng độc lập có thể đương đầu với nghịch cảnh, thất bại, buồn chán...tất cả những khía cạnh không thể tránh khỏi của cuộc sống. Chúng sẽ kiểm soát ngay cả khi mọi thứ xung quanh đang hỗn độn.
4.Hợp tác
Hợp tác có nghĩa là làm việc cùng nhau như một gia đình, trong lớp học hoặc tại nơi làm việc. Đối với bố mẹ, điều đó có nghĩa là khuyến khích trẻ đóng góp vào các cuộc thảo luận, quyết định và thậm chí là kỷ luật.
Trong thế kỷ 20, việc tuân theo quy tắc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, bố mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được điều này. Trong thế kỷ 21, việc ra lệnh không còn hiệu quả. Chúng ta không nên nói cho con cái biết phải làm gì, nhưng nên hỏi ý tưởng của chúng và cùng nhau tìm giải pháp.
5.Lòng tốt
Thật kỳ lạ nhưng sự thật là chúng ta có xu hướng đối xử với những người gần gũi nhất với chúng ta mà không có lòng tốt. Việc bố mẹ yêu con cái dường như trở nên quá quen thuộc, do đó trẻ thường coi sự tử tế của bố mẹ là điều hiển nhiên.
Lòng tốt liên quan tới lòng biết ơn và sự tha thứ. Điều quan trọng là làm cho trẻ thấy được rằng việc giúp đỡ, tử tế dù ai đi chăng nữa luôn là điều thú vị và cần thiết trong cuộc sống.
Với tư cách là bố mẹ, giáo viên, người sử dụng lao động...không chỉ nuôi dạy trẻ mà còn xây dựng nền tảng tương lai cho chúng. Mỗi người đều có một trách nhiệm là hướng trẻ đến sự phát triển ý thức của con người một cách toàn vẹn hơn.
Có bao giờ bạn tự hỏi, người Do Thái, dân tộc thông minh nhất thế giới, nuôi dạy con như thế nào? Dưới đây là những...