Bí quyết bất bại giúp học sinh ôn thi vào lớp 10 đạt kết quả cao
Đa số học sinh đang hoang mang lo lắng sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội chốt môn thi vào lớp 10.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chốt môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm 2019 là Lịch sử. Với đăc thù là môn học đòi hỏi ghi nhớ nhiều nên đa phần học sinh đều lo lắng về cách học, phương pháp học trong thời gian còn lại khi biết biết thông tin môn thi thứ 4.
Học sinh đang hoang mang lo lắng sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội chốt môn thi vào lớp 10.
Bài thi Lịch sử làm theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút, 40 câu hỏi. Với hình thức thi trắc nghiệm, phạm vi kiến thức của đề thi phân bổ toàn bộ chương trình lớp 9, bao gồm cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Vì đặc thù là môn xã hội, yêu cầu nhiều về khả năng ghi nhớ, nên vấn đề khó khăn của học sinh là phương pháp học để ghi nhớ lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn trước kỳ thi.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, Giáo viên Lịch sử tại một trung tâm ở Hà Nội khuyên học sinh bám sát chương trình sách giao khoa lớp 9 để ôn luyện.
“Sách giáo khoa lớp 9 là kim chỉ nan để học sinh ôn luyện trong thời gian gần 3 tháng còn lại. Học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc các bài tổng kết để khái quát kiến thức. Đồng thời cần hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ các kiến thức cơ bản, dễ tra cứu khi cần”.– Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương chia sẻ.
Theo thầy Nguyễn Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm, Long Biên (Hà Nội) cũng chia sẻ, năm nay tâm lý của cả học sinh và phụ huynh rất lo lắng vì mọi năm chỉ có 2 môn thì năm nay thi 4 môn.
Không đợi đến khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố môn thi thứ 4 nhà trường mới cho học sinh ôn luyện. Trước đó, nhà trường cũng cho các em học và ôn luyện các môn còn lại theo định hướng của Sở.
Ngoài ra giáo viên các bộ môn cũng đã gửi đến học sinh nội dung ôn tập tất cả các môn cách đây 3 - 4 tuần. Vì vậy, khi Sở thông báo môn thi Lịch sử thì học sinh và giáo viên đều không lạ lẫm lắm. Cách ôn mà giáo viên hướng dẫn là học sinh tự học và luyện trong quá trình học tập nhưng gợi ý có trọng tâm hơn. Hình thức thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử là trắc nghiệm và trắc nghiệm khách quan, giáo viên của trường cũng đã hướng dẫn các em cách làm câu trả lời cho quen dần.
“Phụ huynh và học sinh cần phải bình tĩnh, tự tin. Nếu các con cứ học tập bình thường, ôn tập thường xuyên thì dù thi cử theo cách nào cũng sẽ làm bài tốt. Cách thi mới đòi hỏi học sinh phải có kiến thức rộng nhưng lại bám sát sách giáo khoa lớp 9 và định hướng của Sở GD-ĐT. Với môn Toán, Văn thì từ cấp độ nhận biết đến cấp độ vận dụng cao, vấn đề này thì các em đều được chuẩn bị kĩ càng. Còn 2 môn Ngoại ngữ và Lịch sử chỉ ở mức vận dụng thấp, có nghĩa là chỉ ghi nhớ, nhận biết, 2 cấp độ vừa phải. Vì vậy, cứ bình tĩnh vào bám sát nội dung sách giáo khoa là làm được bài”, thầy Tuấn đưa ra lời khuyên.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp. Vì vậy, học sinh chỉ cần bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 9 và ôn luyện theo đề cương minh họa của Sở GD-ĐT Hà Nội là có thể làm bài tốt.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố 10 đề thi tham khảo của các môn thi: Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa...