Bí mật trong cách nuôi dạy khác người của các bố mẹ có con thiên tài
Các nhà khoa học đều cho rằng không ai vừa sinh ra đã là thiên tài mà là kết quả của việc người đó đã được nuôi dạy thế nào từ thời thơ ấu. Dưới đây là những điểm chung của các bậc cha mẹ đã làm được điều này.
1. Không đánh mắng con
Bạo lực không bao giờ hiệu quả với hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ. Thay vào đó, trẻ sẽ tìm mọi cách để tránh các hình phạt. Những trẻ này sẽ trở thành kẻ nói dối để đạt được điều mình muốn. Ngược lại, những trẻ không phải nếm đòn roi thường ít trầm cảm, biết kiểm soát cảm xúc và có trí nhớ tốt hơn.
2. Không phán xét mà khích lệ sự nỗ lực của con
Trẻ em, cũng như người lớn, nghĩ về thành công theo 2 cách: Những người có tư duy bảo thủ cho rằng tính cách, sự thông minh và sáng tạo có thể không bao giờ thay đổi. Cách duy nhất để đạt được thành công là bằng mọi giá phải tránh thất bại.
Ngược lại, người có tư duy cầu tiến coi thất bại là cơ hội để hiểu rõ các kỹ năng và khả năng của mình. Để khích lệ trẻ phát triển tư duy cầu tiến, đừng bao giờ nói rằng trẻ thành công chỉ vì tài năng bẩm sinh. Thay vào đó, hãy trân trọng và khuyến khích sự nỗ lực của con.
3. Dạy trẻ cách phân tích và đối mặt với các vấn đề
Kiểm soát liên tục có thể dẫn đến những ảnh hưởng về nhận thức và hành vi của trẻ trong tương lai. Tin tưởng con, để chúng tự quyết định là cách nuôi dạy hiệu quả. Hãy bắt đầu với những thứ nhỏ như để trẻ lựa chọn mặc gì hay ăn gì vào buổi sáng. Con bạn sẽ dần trở nên độc lập và hiểu điều mình thực sự muốn trong đời. Hãy lắng nghe cẩn thận nếu con quyết định chia sẻ những vấn đề của mình với bạn và giúp con đưa ra lựa chọn tốt nhất.
4. Dành thời gian bên nhau
Các bậc phụ huynh thời hiện đại đều có lịch trình bận rộn. Khi cảm thấy mệt, nhiều người thường bật tivi cho con xem để chúng không mè nheo, quấy rầy. Nhưng có những hoạt động khiến cả con cái lẫn bố mẹ đều cảm thấy vui vẻ. Trẻ sẽ quên ngay những thứ bạn mua cho nhưng sẽ nhớ mãi khoảng thời gian bạn đã dành cho chúng.
Chẳng hạn, khoa học đã chứng minh những trẻ gắn bó nhiều với cha mẹ, lớn lên sẽ xây dựng được những kỹ năng làm việc hiệu quả cũng như các mối quan hệ tốt đẹp.
5. Cùng nhau tận hưởng các bữa ăn gia đình
Các nhà khoa học đã kết luận rằng, cùng dùng bữa với gia đình thường xuyên có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ thấp của chứng trầm cảm, ý nghĩ tự sát cũng như những ảnh hưởng xấu đến trí não ở độ tuổi thanh thiếu niên. Các em cũng có cái nhìn tích cực, sâu rộng hơn về mọi thứ so với bạn bè cùng lứa mà ít dùng bữa với người thân. Và nhớ nên tắt tivi vào những thời điểm này.
6. Dạy trẻ biết quan tâm
Ngay từ khi còn nhỏ, việc dạy trẻ biết quan tâm, chăm sóc người khác và biết ơn ai đã giúp mình rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy những người từng bày tỏ sự biết ơn thường sống có ích, biết cảm thông và tha thứ hơn. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và cũng dễ có những đột phá hơn.
7. Giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp
Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã nghiên cứu 700 trẻ cho tới khi 25 tuổi. Những trẻ mẫu giáo đã biết hòa đồng, hợp tác với bạn bè thì có tỷ lệ đỗ đại học và những thành công vượt trội cao hơn. Những người gặp vấn đề về giao tiếp có nhiều nguy cơ trở thành tội phạm hay nghiện rượu hơn.
8. Ít lo lắng
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tâm trạng của người mẹ, dù là tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên khác trong gia đình. Những bố mẹ căng thẳng thì con cái cũng cảm thấy tương tự.
9. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con
Trẻ sẽ biết quan tâm, tôn trọng khi chúng được đối xử theo cách đó. Khi cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, trẻ trở nên gắn bó hơn với người sinh thành. Sự gắn bó đó khiến trẻ có khả năng đánh giá tốt mọi việc và học hỏi nhanh hơn. Dành thời gian chất lượng với con có thể rất đơn giản: Cùng đọc truyện trước khi đi ngủ, trò chuyện, lắng nghe bất cứ khi nào con muốn chia sẻ.
10. Giúp con đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Trẻ sinh ra không có sẵn khả năng kiểm soát cảm xúc nên cần được bố mẹ hỗ trợ để học hỏi kỹ năng này. Làm chủ được bản thân, khi lớn lên, trẻ sẽ bảo vệ các mối quan hệ của mình khỏi bị phá hoại vì sự tức giận, ghen ghét và các cảm xúc tiêu cực khác.
Bố mẹ nên cố gắng giúp trẻ hiểu về các cảm xúc của chính mình và dạy con nói về những điều ấy. Hãy cho con thấy một mẹo đơn giản để đối phó với trạng thái khó kiểm soát: Ngừng lại vài giây, hít thật sâu bằng mũi, thở chậm ra bằng miệng và đếm tới 5.
Phương pháp dạy con độc đáo của những tỉ phú giàu có và quyền lực bậc nhất thế giới dưới đây sẽ khiến không ít...