Bi kịch của thần đồng 11 tuổi đã học Đại học Harvard, được bắt nguồn từ sai lầm của cha mẹ vốn là những người có học vấn cao

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cha mẹ của cậu bé đều là những trí thức có học vấn ấn tượng. Cả hai người đều rất tham vọng và không ngừng thúc đẩy sự phát triển của cậu con trai nhỏ.

William James Sidis được mệnh danh là người đàn ông thông minh nhất thế giới khi sở hữu chỉ số IQ trong khoảng 250 - 300, vượt xa hai thiên tài lỗi lạc Einstein và Newton.

Tài giỏi hơn người, cứ tưởng rằng tương lai của William James Sidis sẽ vô cùng xán lạn, thế nhưng "thần đồng" nhỏ tuổi lại không được sống một cuộc đời trọn vẹn khi phải chịu những hệ quả từ phương pháp giáo dục nuôi dưỡng thiên tài của bố mẹ để lại và ánh nhìn soi mói của truyền thông.

Thế rồi từ một đứa trẻ mang kỳ vọng sẽ thay đổi thế giới, cuối cùng lại chọn làm những việc "tầm thường" và ra đi trong bệnh tật và cô đơn.

William James Sidis

William James Sidis

Thiên tài "chín ép"

William James Sides (sinh năm 1898, tại Hoa Kỳ) là con trai duy nhất của ông Boris Sides (Tiến sĩ Y Khoa người Do Thái Gốc Ukraina) và bà Sarah Mandelbaum Sidis (cử nhân của trường Y khoa thuộc Đại học Boston).

Có bố mẹ đều là những tri thức ưu tú nên William James Sides được thừa hưởng trí tuệ thông minh và lớn lên trong điều kiện giáo dục đặc biệt.

Trong cuốn tiểu sử của William - The Prodigy, tác giả Amy Wallace tiết lộ rằng cha mẹ của ông cực kỳ đề cao tri thức và họ có niềm tin sâu sắc rằng việc giáo dục trí tuệ sớm sẽ tạo ra thần đồng, vì vậy, họ chuyên tâm dạy dỗ và rèn luyện "cục vàng" của mình từ rất sớm.

William James Sidis được cha mẹ nuôi dạy theo cách thức khác thường.

William James Sidis được cha mẹ nuôi dạy theo cách thức khác thường.

Khi mới 4 tháng tuổi, William đã được người cha dạy đánh vần. Khi mới lên 2 tuổi, William bắt đầu học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp.

Năm 4 tuổi, cậu đã có thể sử dụng thành thạo 2 loại ngôn ngữ ''khó nhằn'' này để tra cứu thông tin.

Đến năm 6 tuổi, William được bố cho tiếp xúc với các bộ môn chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ học và giải phẫu học. Cậu cũng có niềm yêu thích đặc biệt tới logic học.

Một trong những thành tựu đầu tiên và ấn tượng nhất của William Sides chính là đỗ vào trường Y thuộc Đại học Harvard khi mới 7 tuổi. Tuy nhiên, vì quá nhỏ tuổi nên William bị từ chối nhập học.

Lên 8 tuổi, William tự học được 8 thứ ngôn ngữ bao gồm tiếng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia.

Đến năm 11 tuổi, William Sides đã chính thức được nhận vào Đại học Harvard. Trong quá trình học tập, cậu được rất nhiều người yêu quý và ngưỡng mộ.

Các giáo sư của Harvard vô cùng bất ngờ trước trí tuệ nổi bật của William. Cậu còn dễ dàng vượt qua kỳ thi gắt gao của trường MIT.

Ở tuổi trưởng thành, gia đình Sidis tuyên bố William có chỉ số IQ vượt trội, trong khoảng từ 250 tới 300, chàng thanh niên có thể sử dụng 25 ngôn ngữ.

Dù những tuyên bố của gia đình Sidis chưa từng được một tổ chức uy tín nào chính thức công nhận, nhưng nhiều giảng viên, nhà khoa học từng tiếp xúc với William như nhà toán học Norbert Wiener, nhà vật lý học Daniel Frost Comstock, nhà tâm lý học William James... đều khẳng định William thông minh vượt trội.

Khi còn tấm bé, William đã được tiên đoán sẽ trở thành nhà khoa học vĩ đại.

Khi còn tấm bé, William đã được tiên đoán sẽ trở thành nhà khoa học vĩ đại.

Sau 5 năm theo học tại Đại học Harvard, William tốt nghiệp và có bằng cử nhân chuyên ngành khoa học xã hội. Dù vậy, những năm tháng sinh viên của cậu thiếu niên rất buồn bã.

Bên cạnh việc phải chịu đựng áp lực từ những kỳ vọng của cha mẹ, William còn âm thầm chịu đựng những trải nghiệm khốn khổ ở trường. Cậu không ngừng bị bạn học - những sinh viên nhiều tuổi hơn - trêu chọc, rượt đuổi, bắt nạt...

Quãng thời gian học đại học đối với William rất cô đơn, đầy khủng hoảng. Cậu thiếu niên không chia sẻ điều này với ai bởi cậu không có bạn bè, thầy cô ở trường đại học cũng không còn đồng hành sát sao bên sinh viên.

Trong khi đó, cha mẹ của cậu chỉ biết thúc đẩy con trai nhanh chóng tiến bước trên con đường học vấn. Họ chỉ kỳ vọng được thấy những điều xuất sắc vượt trội ở con, không quan tâm tới cảm nhận của con ra sao.

Trải nghiệm tồi tệ này khiến William có những cảm xúc tiêu cực về việc học. Ngay sau khi hoàn tất việc học Đại học năm 17 tuổi, William đã thể hiện mong muốn rời xa con đường học vấn.

Cậu tuyên bố với giới truyền thông: "Tôi muốn sống một cuộc đời hoàn hảo. Cách duy nhất để sống một cuộc đời như vậy là sống ẩn dật".

Bi kịch ở tuổi trưởng thành

Tuyên bố là vậy, nhưng ở tuổi 17, William vẫn còn chịu nhiều sự kiểm soát của cha mẹ nên phải tiếp tục học tiếp lên tiến sĩ.

Tuy nhiên, trải nghiệm của William ở Đại học Harvard quá tệ, do đó, cha mẹ cậu đã thu xếp cho con trai làm trợ giảng trong khoa toán của Đại học Rice. Ngôi trường nằm ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ.

Dù vậy, công việc giảng dạy của William nhanh chóng xuất hiện nhiều bất cập. Cậu thiếu niên không thể cộng tác tốt với các giảng viên trong khoa.

William còn bị những sinh viên lớn tuổi hơn mình quấy phá mỗi khi cậu xuất hiện với tư cách trợ giảng. Chỉ sau một năm làm việc, William cảm thấy quá mệt mỏi và xin nghỉ việc.

Đến khi trưởng thành, William vẫn chịu sự giám sát và kìm kẹp gắt gao từ cha mẹ.

Đến khi trưởng thành, William vẫn chịu sự giám sát và kìm kẹp gắt gao từ cha mẹ.

Toàn bộ quá trình học tập của cậu đều do người bố quyết định. Chính điều này đã khiến Willian mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Lâu dần, chứng bệnh khiến tâm lý của cậu suy sụp, dần bộc lộ hành vi chống đối.

Không muốn học Tiến sĩ theo mong muốn của bố, William quyết định chuyển hướng sang học luật tại Trường Luật Harvard.

Khi chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp ngành luật, William lại bị bắt giam vì tham gia biểu tình. Cha mẹ ông đã can thiệp để con trai không phải vào tù.

Nhằm lẩn tránh dư luận, họ đưa William tới California và quản thúc vô cùng chặt chẽ. Họ tăng cường kiểm soát, theo dõi, cấm ông giao lưu với những người lạ và thậm chí đe dọa sẽ chuyển ông tới nhà thương điên.

Nỗi ức chế tích tụ đã khiến William thực hiện hành động bỏ trốn. Ông sống ẩn danh ở nhiều thành phố, nhận làm những công việc bình thường như sửa máy móc, kế toán để tránh thu hút sự chú ý.

Thực tế, William phải trốn tránh cả sự tìm kiếm của cha mẹ lẫn sự soi mói của truyền thông.

Trong thời gian này, dù chạy trốn gia đình và truyền thông nhưng William vẫn viết sách về nhiều đề tài như lịch sử, vũ trụ… dưới nhiều bút danh khác nhau.

Bên cạnh đó, ông còn dành thời gian để thu thập vé xe điện và chấp nhận làm những công việc được cho là "tầm thường" với khối óc vĩ đại của mình chỉ vì mong muốn thoát khỏi cái mác "Thần đồng William Sidis."

William tận hưởng cuộc sống lặng lẽ cho tới năm 1937 khi tờ tin tức New Yorker quyết định tìm bằng được thần đồng năm xưa để độc giả biết cuộc sống hiện tại của William như thế nào.

Động thái của New Yorker khiến William kiện tờ tin tức này ra tòa vì vi phạm quyền riêng tư và gây ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân.

Dù thắng kiện nhưng sự việc này đã khiến tâm lý của William bị ảnh hưởng, rơi vào trạng thái buồn chán và trầm cảm.

Đến năm 1944, người ta phát hiện ông đã ra đi trong cô độc và bệnh tật, kết thúc cuộc đời đầy bất hạnh của con người thông minh nhất nhưng cũng bất hạnh nhất thế giới.

Bất hạnh của con bắt nguồn từ kỳ vọng quá mức của cha mẹ

William James Sides là một trong những thiên tài phải chịu số phận đau thương dù có tư chất hơn người.

Không ít ý kiến cho rằng, kết cục đau thương của cậu bé ''thần đồng'' này đến từ cách dạy con bảo thủ và kỳ vọng thái quá của cha mẹ.

Việc cha mẹ kìm kẹp và kiểm soát quá mức sẽ khiến con cái cảm thấy ngột ngạt, áp bức, lâu ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con.

William James Sidis ở tuổi trung niên. Ảnh: NPR.

William James Sidis ở tuổi trung niên. Ảnh: NPR.

Tiến sĩ John Day (Đại học Essex) cho biết: "Việc nuôi dạy con cái không còn đơn giản chỉ là một khía cạnh của con người mà đã trở thành một kỳ vọng buộc phải thực hiện hoàn hảo. Cha mẹ và con cái của họ bị mắc kẹt cùng nhau trong kịch bản này, do đó những nhà hoạch định tương lai cần nhận thức lại vấn đề và tìm cách thay đổi cho thế hệ sau".

Áp lực khiến con phải học tốt, đạt thành tích cao... khiến trẻ bị tước đi cơ hội được thực hiện niềm đam mê, sở thích của mình. Đôi khi mọi thứ phải gác lại hoặc bị dẹp bỏ chỉ để thực hiện điều mà bố mẹ cho là tốt nhất.

Mặt khác, từ hành trình trưởng thành của William, người ta thấy được cái giá của việc chỉ tập trung thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, mà bỏ qua các khía cạnh khác của xã hội.

Cha mẹ của William đã làm mọi cách để con trai họ tiến nhanh, tiến xa trên con đường học vấn, nhưng họ lại bỏ qua những cảm nhận của con.

Điều này khiến William bị tổn thương nhiều trong quá trình học đại học hay làm trợ giảng. Cậu luôn có cảm giác mình là con người dị biệt và không được chào đón.

Sau cùng, dù từng có những năm tháng phát triển vượt trội về năng lực học tập, nhưng ở tuổi trưởng thành, William lại lựa chọn cuộc sống độc thân, ẩn dật.

Chàng thanh niên lựa chọn làm những công việc lao động bình dị để được sống "một cuộc đời hoàn hảo" của người lao động bình thường, thu nhập thấp.

Sẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN