Bí ẩn hiện tượng người bình thường đột nhiên thành thiên tài
Đã có những bằng chứng cho thấy đôi khi tổn thương não có sức mạnh để mở khóa những tài năng sáng tạo phi thường. Phát hiện này liệu có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu được phần nào về những bí ẩn mà một số người bất ngờ trở thành thiên tài?
Những câu chuyện kỳ lạ
Vào mùa hè năm 1860, Eadweard Muybridge - một người bán sách bình thường bị tai nạn giao thông và đập đầu vào một tảng đá. Sau khi tỉnh dậy vào 9 ngày sau đó, Muybridge gặp nhiều rắc rối về y tế, bao gồm các cơn co giật và không có cảm giác về khứu giác, thính giác hay vị giác. Nhưng thay đổi triệt để nhất là tính cách của ông. Trước đây Muybridge là một người đàn ông nhanh nhẹn và cởi mở, có ý thức kinh doanh tốt nhưng sau tai nạn, ông trở nên lập dị và rất ít nói.
Sau đó, Muybridge từ bỏ việc bán sách và trở thành một nhiếp ảnh gia, một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Ông cũng là một nhà phát minh. Trong hai thập kỷ sau đó, ông đã nộp đơn ít nhất 10 bằng chế. Năm 1877, ông đã phát minh ra zoopraxiscope, một thiết bị cho phép chiếu một số hình ảnh liên tiếp và tạo ấn tượng về chuyển động.
Bước ngoặt đột ngột của cuộc đời Muybridge, từ người bán sách bình thường đến thiên tài sáng tạo, đã khiến mọi người suy đoán rằng, đó là kết quả trực tiếp từ vụ tai nạn của ông. Có thể ông ấy đã mắc hội chứng thiên tài đột ngột, có khả năng xuất hiện sau một chấn thương não hoặc bệnh tật. Nó cực kỳ hiếm, chỉ với 25 trường hợp được ghi nhận trên thế giới.
Ngoài Muybridge còn xuất hiện Tony Cicoria, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình bị sét đánh tại công viên New York năm 1994. Dòng điện đi thẳng qua đầu Tony, khiến ông khao khát chơi piano và bắt đầu viết ra những giai điệu liên tục chạy qua đầu mình. Sau đó, ông đã trở thành một nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc đồng thời một bác sĩ phẫu thuật thực hành.
Một trường hợp khác là Jon Sarkin, người đã biến mình từ một chuyên gia chỉnh hình thành một nghệ sĩ sau một cơn đột quỵ. Sau khi bị đột quỵ, Jon đã tham gia tất các loại trị liệu tại bệnh viện - trị liệu ngôn ngữ, trị liệu nghệ thuật, vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, trị liệu tâm thần... và ông bất ngờ thành một họa sĩ nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đã được xuất bản trên tờ Thời báo New York, nổi bật trên trang bìa và được in trong một cuốn sách của tác giả đoạt giải Pulitzer. Chúng thường xuyên được bán với giá 10.000 USD.
Đáng chú ý nhất là có Jason Jason Padgett, người đã bị tấn công tại một quán bar ở Tacoma, Washington vào năm 2002. Trước khi bị tấn công, Padgett từng bỏ học và làm việc tại một cửa hàng nệm. Niềm đam mê chính của anh trong cuộc sống là tiệc tùng và đuổi theo các cô gái. Anh ta chưa bao giờ có hứng thú với môn toán, ở trường anh ta thậm chí luôn bị điểm thấp với môn đại số.
Nhưng đêm đó, mọi thứ đã thay đổi. Ban đầu, anh được đưa đến bệnh viện với chấn thương nặng. Nhưng sáng hôm sau, Jason thức dậy và trở thành một người khác hẳn. Từ đó trở đi, thế giới của Jason đã được phủ lên các hình dạng hình học và đường lưới. Anh bị ám ảnh bởi toán học và dần trở nên nổi tiếng với những đồ thị của các phương trình.
Bí ẩn có thể được giải đáp?
Câu hỏi về những hiểu biết sáng tạo đến từ đâu và làm thế nào để những người hoàn toàn không có chuyên môn tự nhiên trở nên giỏi giang vẫn là một chủ đề lớn trong hàng ngàn năm.
Theo các nhà khoa học, những thiên tài bất ngờ này có thể bị điều khiển bởi các hiệu ứng tương tự như một liều LSD - thuốc ảo giác được cho là tăng cường khả năng sáng tạo bằng cách tăng mức độ serotonin, được gọi là hoóc môn hạnh phúc trong não. Điều này dẫn đến các vùng được kích hoạt đồng thời và các giác quan thường tách biệt trở nên liên kết. Khi não bị tổn thương, các tế bào chết và sắp chết sẽ tiết ra một lượng serotonin vào các mô xung quanh. Về mặt vật lý, điều này dường như khuyến khích kết nối mới giữa các vùng não, giống như với LSD khiến họ ham mê sáng tạo một cách đầy sung sức và có những người đã thành công bất ngờ.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nội quy riêng tại trường học. Nhật Bản cũng không ngoại lệ, nhưng các quy...
Nguồn: [Link nguồn]