Bí ẩn đằng sau những trí tuệ thần đồng
Không ít người luôn tự hỏi làm sao mà một đứa trẻ 10 tuổi lại có được những kỹ năng mà người bình thường sẽ không bao giờ đạt được trong cuộc đời, bất kể họ có cố gắng thế nào? Và dưới đây là những gì mà các nhà khoa học đã nhận thấy sau nhiều nghiên cứu.
Tài năng thiên bẩm và quá trình nuôi dưỡng
Nhiều người tin rằng thần đồng là những người có khả năng thiên bẩm, ngay khi sinh ra đã có trí tuệ hơn người. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra đó còn là do môi trường, hoàn cảnh gia đình và bối cảnh xã hội tác động.
Có thể kể tới trường hợp của Mozart. Là một trong những nhạc sĩ tài ba nhất mọi thời đại nhưng ông không phải một tài năng bẩm sinh như nhiều người từng nghĩ. Trong cuốn sách của mình, tác giả Geoffrey Colvin cho rằng Mozart trở nên vĩ đại như vậy nhờ quá trình tập luyện gian khổ. Ông được cha mình dạy dỗ từ bé. Sau đó là hàng loạt buổi biểu diễn cho giới quý tộc cùng những chuyến lưu diễn khắp nơi suốt thời thơ ấu.
Thông minh và tự kỷ
Gần đây, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố tạo nên một thiên tài và họ nhận ra rằng, bên cạnh bộ não thông minh vượt trội, trí nhớ siêu phàm, không ít thiên tài còn có dấu hiệu của hội chứng Asperger - một dạng tự kỷ.
Dấu hiệu của chứng bệnh này đã xuất hiện ở một số thiên tài nổi tiếng thế giới. Giáo sư tâm thần học Michael Fitzgerald của Đại học Trinity tại Ireland, cho rằng các đặc điểm liên quan tới hội chứng tự kỷ giống hệt với những gì người ta thường thấy ở các thiên tài. Nhà vật lý Isaac Newton (Anh), nhà vật lý Albert Einstein (Mỹ), nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven (Đức), nhà văn George Orwell (Anh), thiên tài âm nhạc Mozart (Áo), nhà văn Hans Christian Andersen (Đan Mạch)… nằm trong số những tài năng có một số biểu hiện của bệnh tự kỷ.
Chỉ số IQ cao
Những đứa trẻ thiên tài thường có chỉ số số IQ từ 128 - cao hơn so với mức trung bình 100 của dân số chung. Qua rất nhiều nghiên cứu, giới khoa học đã khẳng định rằng dấu hiệu này hoàn toàn có thể giúp bạn sở hữu trí thông minh vượt trội của một thiên tài.
Có trí nhớ tốt
Trí thông mình ở mỗi người có liên quan mật thiết tới khả năng ghi nhớ. Tiếp cận những thứ mới mẻ hay đưa ra các quyết định hợp lý và rút kinh nghiệm từ những thông tin sai lầm mà chúng ta lưu giữ trong ký ức - tất cả đều là những công việc của trí nhớ
Những em bé tài năng thường khiến bố mẹ ngạc nhiên vì những gì trẻ nhớ và liên hệ được ngay từ nhỏ. Ví dụ, bé có thể nhớ vị trí chính xác của đồ chơi trong nhà, hoặc nhớ được màu sắc của món đồ vật mà cách đó 1-2 tháng bé không hề nhìn thấy.
Suy nghĩ khác người
Thiên tài trong mọi thời đại đều từng hứng chịu những lời chê cười vì những ý tưởng, đam mê lạc lõng với thời đại.
John Alexander Newlands từng là đối tượng để mọi người châm chọc khi ông phát minh bảng hệ thống tuần hoàn hóa học đầu tiên. Người ta chế giễu anh em nhà Wright khi họ thực hiện liên tục các thử nghiệm đối với máy bay. Thậm chí nhiều người còn gọi họ là những kẻ dối trá khi họ đề xuất việc thử nghiệm bay có người lái. Toàn bộ giới khoa học phớt lờ Gregor Mendel sau khi ông công bố phát hiện về nguồn gốc của di truyền học.
Với những sáng tác nghệ thuật khó hiểu tới mức khác thường so với khả năng thưởng thức của khán giả khi ấy, những...