Bên trong ngôi trường đắt đỏ đào tạo những Mark Zuckerberg tiếp theo trong tương lai
Trong tòa nhà từng là văn phòng của hãng máy tính IBM ở San Jose, California là ngôi trường cung cấp những lớp học có tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất tại Mỹ.
Mỗi học sinh thường làm bài tập 3 đến 4 tiếng mỗi tối. Tất cả học sinh đều được phát một cuốn “nhật ký liên lạc” để ghi bài tập hằng ngày.
Dù nằm giữa Thung lũng Silicon nhưng BISV không áp dụng nhiều công nghệ vào công việc giảng dạy.
Không có học sinh nào dùng máy tính bảng hoặc điện thoại, laptop cũng rất ít được sử dụng.
Một số trường sử dụng các phần mềm để mở rộng việc giáo dục cá nhân – phù hợp với các bài học áp dụng cho học sinh ở từng trình độ khác nhau. Nhưng khi công nghệ thay thế sự dạy dỗ của con người, điều đó cũng khiến chi phí học tập tăng lên.
BISV chỉ coi công nghệ là công cụ chứ không phải giải pháp cho giáo dục. Điều thực sự tạo nên hoạt động trong lớp học chính là đội ngũ giáo viên của trường.
BISV cũng nhắm tới mục tiêu cung cấp nền giáo dục đa dạng với các môn học thuộc lĩnh vực nhân văn cũng như các môn khoa học.
Nhưng tại nhà, các phụ huynh cũng gửi đến một thông điệp rõ ràng: Thành công là khi được nhận một công việc thuộc chuyên ngành công nghệ.
Toby Walker là người đứng đầu trường BISV và cựu giáo viên lịch sử. Ông nói rằng học sinh của ông “nhận thức sâu sắc về vị trí địa lý của trường” (bên trong Thung lũng Silicon, nơi tập trung các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới).
Nhưng ông không định nghĩa thành công chỉ xoay quanh lĩnh vực công nghệ. Ông muốn các học sinh của mình có thể tham dự các bữa tối và để lại ấn tượng am hiểu nhiều chủ đề khác nhau.
Đó là kỹ năng mà hầu hết các kỹ sư công nghệ đều cần đến trong cuộc sống.
Ngôi trường có học phí đắt đỏ hàng đầu thế giới, tuyển sinh nghiêm ngặt nhưng yêu cầu học sinh làm việc như những...