Bé 8 tuổi dắt em 4 tuổi lượm ve chai lúc nửa đêm: Đừng vì công việc mà bỏ bê con

Sự kiện: Dạy con

Trong quá trình nuôi dạy con cái, vai trò của sự đồng hành rất quan trọng, cha mẹ cần phải chú ý điều này.

Cách đây không lâu, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao về vụ việc anh trai 8 tuổi dắt em trai 4 tuổi đi lượm ve chai lúc nửa đêm để phụ giúp cha mẹ. Xoay quanh sự việc này có rất nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng 2 đứa trẻ quá tội nghiệp, phải ra đời kiếm tiền sớm, nhưng cũng có người khác so sánh con mình không giỏi giang bằng con nhà người ta.

2 cậu bé đi lượm ve chai lúc nửa đêm.

2 cậu bé đi lượm ve chai lúc nửa đêm.

Sau đó, cha của 2 đứa trẻ đứng ra thanh minh với giới truyền thông rằng, điều kiện kinh tế của gia đình ở mức bình thường, không quá thiếu thốn, chủ yếu là do 2 vợ chồng quá bận rộn với công việc và ít dành thời gian cho con cái. Có lẽ vì thế 2 đứa trẻ cảm thấy cha mẹ mình quá vất vả, muốn đi lượm ve chai để phụ giúp cha mẹ, hy vọng họ có thể dành nhiều thời gian cho mình hơn.

Sự việc này tương tự như câu chuyện về một cậu bé muốn trả cho cha mình 20 đô la mà cậu tiết kiệm được chỉ để mình được ăn sáng với cha.

Điều này có thể thấy rằng, con cái rất muốn có cha mẹ đồng hành bên cạnh mình lúc ấu thơ nhiều đến nhường nào.

Tại sao cha mẹ cần chú trọng tới quá trình đồng hành cùng với con mình?

- Sự đồng hành giả vờ của cha mẹ

Có một đứa trẻ từng nói rằng: “Điện thoại di động là bạn thân thiết nhất của cha mẹ”.

Bé 8 tuổi dắt em 4 tuổi lượm ve chai lúc nửa đêm: Đừng vì công việc mà bỏ bê con - 2

Câu nói này thể hiện nỗi buồn vô tận khi những đứa trẻ nhận thấy bản thân mình còn không bằng chiếc điện thoại di động của cha mẹ. Bởi chúng thấy rằng, cha mẹ mình nâng niu, coi trọng chiếc điện thoại, luôn mang nó theo bên cạnh bất kể lúc nào, còn mình thì không được như vậy.

Trong khu vui chơi, bạn sẽ thấy rằng, có rất nhiều đứa trẻ chạy nhảy chơi đùa với nhau nhưng cha mẹ chúng lại mải mê với chiếc điện thoại của mình, thỉnh thoảng mới ngẩng đầu lên xem thử con mình đang ở đâu.

Trong tâm lý học gọi hành vi này là giả vờ đồng hành.

Nói cách khác, không phải cha mẹ đang đồng hành cùng với con mình, mà chính đứa trẻ đang đồng hành với cha mẹ chúng. Khi đi ra ngoài chơi, mỗi người sẽ không can thiệp vào hành vi của nhau, miễn là cùng nhau ở tại một chỗ. Kiểu đi chơi này khiến trẻ không cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ.

- Sự đồng hành chất lượng cao của cha mẹ

Sự đồng hành chất lượng cao thực sự làm cho trẻ có cảm giác phụ thuộc và tin tưởng vào cha mẹ.

Bé 8 tuổi dắt em 4 tuổi lượm ve chai lúc nửa đêm: Đừng vì công việc mà bỏ bê con - 3

Tại công viên hay khu vui chơi, cha mẹ và con cái cùng nhau tham gia các trò chơi, dù chỉ là vài phút nhưng cũng đủ khiến cho trẻ cảm thấy rất vui sướng. Bởi lúc này, trẻ mới thực sự cảm nhận được mình được cha mẹ che chở, quan tâm và dù trò chơi có nguy hiểm thì trẻ cũng rất sẵn sàng thử lại nhiều lần.

Có thể một số cha mẹ sẽ phản biện lại rằng, họ là nhân viên văn phòng, không có nhiều thời gian ở bên con cái, tan làm là vội về nhà nấu cơm, giặt giũ, làm việc nhà là hết nguyên cả buổi tối. Họ quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con.

Trên thực tế, tính đồng hành chất lượng cao không liên quan tới việc cha mẹ dành bao nhiêu thời gian cho con cái.

Có một người cha vì tính chất công việc nên phải đi công tác xa nửa năm. Thế nhưng, dù công việc bận rộn tới đâu, anh vẫn gọi điện về nhà vào mỗi buổi tối, hỏi han con cái ngày hôm đó như thế nào, có cần bố giúp đỡ gì không.

Nếu không đi công tác, sau khi tan sở hằng ngày, anh sẽ trò chuyện với các con trong bữa tối, lắng nghe con mình kể về mọi thứ. Chính vì duy trì thói quen đồng hành cũng với con mình như vậy, các con của anh rất tự tin và tự lập, giỏi giang về mọi mặt.

Đồng hành không chỉ đơn giản là chơi đùa với trẻ cả ngày lẫn đêm mà luôn lấy trẻ làm trung tâm. Dù thời gian dành cho con cái chỉ có 10 phút mỗi ngày, nhưng 10 phút đó chỉ tập trung vào trẻ, điều đó cũng khiến chúng hài lòng và hạnh phúc.

Sự đồng hành của cha mẹ có vai trò rất lớn đối với sự trưởng thành của con cái, giúp chúng có thêm nghị lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống sau này.

Nguồn: [Link nguồn]

Con trai không đậu trường cấp 3 trọng điểm, người mẹ xé hết giấy khen

Hành động của người mẹ này khiến cư dân mạng bức xúc và làm dấy lên cuộc tranh cãi trên MXH.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN