Bất ngờ trước lý do vì sao trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ
Cha mẹ thường cảm thấy tức giận, la mắng, thậm chí đưa ra hình phạt nghiêm khắc khi trẻ nói dối. Nhưng bạn cần phải tìm hiểu lý do vì sao trẻ không nói thật để giải quyết tận gốc vấn đề.
1. Trẻ sợ bị phạt
Trẻ em thường nói dối vì chúng sợ bị phạt nếu cha mẹ biết sự thật. Có thể do các bậc phụ huynh đã khắt khe nên trẻ chọn cách nói dối mặc dù lỗi mắc phải không hề lớn. Cha mẹ hãy khuyến khích con luôn thật thà và đừng áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc với con để tránh tâm lý lo sợ của trẻ.
2. Trẻ không muốn làm bố mẹ buồn
Trẻ em luôn dành tình yêu thương tuyệt đối dành cho bố mẹ và không muốn các bậc phụ huynh buồn lòng. Nếu phản ứng của bạn khi biết sự thật quá bi quan, u sầu thì con sẽ cảm thấy mình không nên nói thật. Vì thế, trong nhiều tình huống, cha mẹ hãy cố giữ tâm trạng khi con tiết lộ một điều gì đó.
3. Vì trẻ tưởng tượng quá nhiều
Đôi khi trẻ kể với bạn về những cuộc phiêu lưu kỳ thú nghe thì thật khó tin. Nhưng không phải con cố tình nói dối bạn mà chỉ là do trẻ tưởng tượng quá nhiều. Hãy tỏ thái độ tích cực và hào hứng với những câu chuyện tưởng tượng của con vì khi lớn lên, con sẽ tự nhận thức được chúng không hề có thật.
4. Do trẻ chóng quên
Có những tình huống rõ ràng là trẻ đang nói dối nhưng lại thể hiện thái độ rất tự tin. Điều này có thể là do chúng đã quên mất những điều đã làm và không nhận ra mình đang nói dối. Đừng phạt hay quá giận dữ vì điều này, thay vào đó cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu rằng bản thân trẻ đang nói không đúng sự thật.
5. Trẻ nghĩ rằng nói dối không sai
Đôi khi trẻ nghĩ rằng nói dối không hề sai, ví dụ như trẻ mặc một chiếc quần rất khó chịu nhưng lại nói dối là nó thoải mái. Lúc này, việc xử lý như thế nào là tùy vào quyết định của các bậc phụ huynh. Dù là nói dối vì lý do gì, cha mẹ cũng nên dạy trẻ không nên vấp phải điều này vì nó là điều sai trái.
6. Cha mẹ bắt con thực hiện theo ý mình
Khi cha mẹ hỏi trẻ một câu và chỉ mong chờ câu trả lời duy nhất đúng ý mình thì điều này có thể khiến trẻ nói dối. Ví dụ như, khi bạn hỏi con: “Món này ngon không” và luôn mong chờ câu trả lời: “Món ăn rất ngon” mà không để trẻ tự thể hiện ý kiến thì có thể câu trả lời của con không thật lòng.
Tốt nhất các bậc phụ huynh hãy để trẻ được thể hiện ý kiến cũng như quan điểm theo cách riêng của chúng, không ép buộc con làm theo ý mình.
7. Trẻ sợ bị chỉ trích là đứa trẻ hư
Trẻ lo lắng rằng nếu nói ra sự thật thì bản thân sẽ bị người khác cho là đứa trẻ hư. Trong trường hợp này, cha mẹ hãy giải thích rằng việc nhận định một người là tốt hay xấu không chỉ dựa vào 1 hành động mà cần thời gian dài, quan trọng là con biết mình sai ở đâu và sửa đổi ngay lập tức.
8. Trẻ học từ người xung quanh
Khi cha mẹ và những người xung quanh thường xuyên nói dối thì trẻ cũng nghiễm nhiên hình thành tính xấu này. Giải pháp là các đấng sinh thành hãy trở thành tấm gương sáng cho các con và luôn trung thực với con.
9. Trẻ em nghĩ rằng bản thân không thông minh
Nếu cha mẹ luôn cho rằng con không thông minh thì trẻ sẽ không muốn học những điều tốt đẹp, bao gồm cả việc học cách nói thật. Các bậc phụ huynh hãy cố gắng giao tiếp, động viên và công nhận sự nỗ lực của con để con phát triển tích cực và nhận ra tầm quan trọng của việc nói thật.
Một bà mẹ Việt đang sinh sống tại Nhật chia sẻ cho biết dạy trẻ sáng tạo, biết mơ ước là phương châm hàng đầu của...