Bất ngờ: trẻ cáu giận, hay khóc là dấu hiệu đáng mừng
Dù khó tin nhưng giận dữ và cáu kỉnh đều là những cảm xúc quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ.
1. Giúp tâm trạng tốt hơn
Nước mắt có chứa cortisol, 1 loại hormone gây stress. Khóc chính là cách giúp chúng ta giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó. Khóc cũng được các nghiên cứu chỉ ra có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện cảm xúc hiệu quả... Vì vậy, khi thấy trẻ khóc lóc, gào thét là biểu hiện của sự tức giận sắp qua và tâm trạng của con sẽ sớm trở nên tốt hơn.
2. Khóc giúp trẻ học và tiếp thu tốt hơn
Khi trẻ phải loay hoay, thậm chí là tức giận vì không làm được thứ mình muốn hoặc liên tục phạm sai lầm, chính là lúc giúp con nhận ra mình cần phải thay đổi cách thức thực hiện cũng như là tiền đề nảy sinh những ý tưởng mới. Trẻ em cần cảm thấy thực sự hứng thú và thoải mái khi học tập, và việc tự do thể hiện cảm xúc thất vọng, tức giận là 1 phần của quá trình đó.
3. Ngủ ngon hơn sau khi tức giận và khóc lóc
Sau khi tức giận, khóc lóc, não bộ cũng như toàn cơ thể cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Vì vậy, không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng thường có xu hướng buồn ngủ khi tâm trạng căng như dây đàn trước đó qua đi.
4. Trẻ dễ dàng chấp nhận hơn khi bị từ chối
Nhiều đứa trẻ có thói quen vùng vằng, giận dỗi thậm chí là cáu gắt khi bị người lớn từ chối đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, bộc lộ được những cảm xúc đó rất có lợi cho trẻ khi muốn giải tỏa sự thất vọng của mình. Việc tránh nói “không” trước yêu cầu của con vì sợ chúng quấy khóc thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều. Đứa trẻ nào cũng cần trải qua những cảm xúc tiêu cực: thất vọng, chán nản... để biết tôn trọng mọi người và những thứ mình có.
5. Cảm thấy an toàn khi được thể hiện cảm xúc thật của mình
Việc thể hiện cảm xúc thật của mình, dù đó là tiêu cực như cáu gắt, giận dỗi,... vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc trẻ che dấu suy nghĩ bên trong.
6. Kết nối trái tim
Khi trẻ giận dữ và khóc lóc, tốt nhất người lớn nên tỏ ra tôn trọng cảm xúc của con bằng cách im lặng và chờ đợi. Cha mẹ chỉ cần quan sát con và để cho chúng tự khắc phục và vực lại cảm xúc tồi tệ của mình. Cha mẹ cũng có thể đưa ra 1 vài lời an ủi, động viên để giúp con chấp nhận sự quan tâm cũng như sẵn sàng chia sẻ, kết nối.
7. Giải phóng suy nghĩ tiêu cực, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ
Tuy giận dữ, thất vọng là những cảm xúc tiêu cực nhưng chúng giúp trẻ cảm thấy giải tỏa và thoải mái. Ngay sau đó, trẻ như được nạp thêm năng lượng và hoàn toàn gạt bỏ cảm giác xấu đó để đón nhận những điều mới mẻ.
8. Hạn chế bộc phát sự tức giận ở nơi công cộng
Trẻ dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc thật của mình trước mặt người thân và khi ở nhà giúp con học được cách lắng nghe và cân nhắc thái độ của mình ở nơi công cộng hơn.
9. Trẻ ít khóc và bộc lộ cảm xúc hơn khi lớn lên
Trưởng thành khiến chúng ta học được cách điều chỉnh và che giấu đi cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy để con được bộc lộ những cảm xúc và tính cách thật của mình khi chúng còn thỏa mái làm việc đấy, đặc biệt là những bé trai.
10. Giúp cha mẹ hiểu và dễ dàng “chữa lành” vết thương cho trẻ hơn
Việc trẻ khóc lóc và giận dữ chính là cách đơn giản và trực tiếp nhất giúp cha mẹ thấu hiểu con cái mình. Vì vậy, đừng thờ ơ và coi thường những cung bậc cảm xúc đó của con. Đồng thời đó là cách giúp cha mẹ hồi tưởng lại những khoảnh khắc tuổi thơ của mình để dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với con cái hơn.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được dạy dỗ để trở thành 1 người nhân ái và hành xử lịch thiệp trong tương lai. 10 phương...