Bạo lực học đường, người lớn ở đâu?
Khi đề cập nguyên nhân bạo lực học đường, hầu hết các chuyên gia và nhà giáo dục đều đặt vấn đề vai trò, trách nhiệm của người lớn.
51,6% HS cho biết các em từng gặp bạo lực, trong đó bạo lực tinh thần là thường gặp nhất (chiếm 73%), bạo lực thể chất là 41%. Ảnh: Như Ý.
Trẻ với nguy cơ bị bắt nạt
“Khi gặp bạo lực học đường, khoảng 1/3 số em chọn giải pháp im lặng, không phản ứng. Cũng khá nhiều em biết cách giải quyết là nhờ sự giúp đỡ của người lớn, phần lớn tìm đến giáo viên chủ nhiệm. Nhưng có một thực tế khiến chúng tôi băn khoăn là rất ít em chọn giải pháp chia sẻ với phụ huynh”. PGS.TS Phạm Minh Mục |
Chỉ tính trong 6 tháng (từ tháng 10/2013 đến 3/2014), số học sinh bị bạo lực tại trường học của Indonesia là 75%, tiếp theo là Việt Nam - 71%. Theo ông Toàn, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những học sinh bị bắt nạt thường do có đặc điểm nổi bật so với đám đông như quá xinh đẹp, quá béo phì, không được bạn bè ưa thích, có vấn đề sắc tộc/vùng miền, trông kỳ cục.
Theo PGS. TS Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học & Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, kết quả khảo sát mới đây về thực trạng bạo lực học đường ở một số trường phổ thông của nhiều tỉnh thành đại diện cho các vùng miền khác nhau cho thấy, học sinh gặp nhiều vấn đề trong môi trường học đường. Có đến 51,6% cho biết, các em đã từng gặp bạo lực. Trong đó bạo lực tinh thần như mắng, chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục… là thường gặp nhất (chiếm 73%); Bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) là 41%.
Người lớn ở đâu?