Bảng xếp hạng các trường đại học như con dao hai lưỡi?

Sự kiện: Giáo dục

"Đôi khi bảng xếp hạng không thể hiện toàn bộ những gì mà một trường đại học có, những gì trường mà trường đại học cần và nên làm. Bảng xếp hạng đôi khi giống như một con dao 2 lưỡi", TS Phạm Thị Ly chia sẻ..

Bảng xếp hạng các trường đại học như con dao hai lưỡi? - 1

Buổi tọa đàm về xếp hạng giáo dục ĐH

Lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện bảng xếp hạng các đại học (ĐH) do nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam sẽ phối hợp với Tạp chí Tia Sáng công bố. Đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng là ĐH Quốc gia Hà Nội.

Điều đáng lưu ý là các trường ĐH khối kinh tế nổi tiếng, sự lựa chọn đầu tiên của nhiều học sinh giỏi lại có xếp hạng trung bình như trường ĐH Ngoại thương đứng thứ 23, ĐH Thương mại xếp thứ 29, ĐH Kinh tế quốc dân đứng ở vị trí 30, Học viện Tài chính đứng thứ hạng 40.

Trong khi một số trường ít được biết đến lại nằm ngay top đầu của bảng xếp hạng như: ĐH Tôn Đức Thắng vị trí số 2, ĐH Duy Tân vị trí số 9.

Ngay sau khi bảng xếp hạng 49 trường ĐH được công bố đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía dư luận. Nhiều người cho rằng, việc xây dựng một bộ tiêu chí có nghiên cứu tiêu chí các tổ chức xếp hạng quốc tế hiện hành, hướng tới các chuẩn mực quốc tế rồi tiến hành xếp hạng của do nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam này là điều rất đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bảng xếp hạng này được công bố sẽ mang tới những tín hiệu tích cực và tiêu cực thế nào? Chia sẻ tại hội thảo khi công bố bảng xếp hạng các trường ĐH, TS Phạm Thị Ly (Viện Đào tạo quốc tế, ĐH Quốc gia TP. HCM) cho hay: “Đầu tiên, tôi xin được chúc mừng và bày tỏ sự khâm phục với những thành viên trong nhóm Xếp hạng Đại học Việt Nam đã hoạt động suốt 3 năm qua mà không nhận sự hỗ trợ từ cơ quan tổ chức nào.

Bản thân tôi là một người chống xếp hạng kể cả các bảng xếp hạng của Việt Nam và nước ngoài. Tại sao ư? Mục tiêu của việc công bố bảng xếp hạng là  để cung cấp thông tin cho phụ huynh và học sinh lựa chọn cơ sở giáo dục phù hợp.

Tuy nhiên, sau đó nó không giữ được mục tiêu ban đầu. Việc xếp hạng bắt đầu bị biến thể và ngay lập tức trở thành trò chơi của giới quản lý. Việc xếp hạng ĐH có thể kể đến Trung Quốc. Từ khi nước này bước vào thị trường xếp hạng với bảng xếp hạng Thượng Hải thì họ khiến thị trường này càng lúc càng mãnh liệt, chi phối hoạt động các trường mang đến nhiều tiêu cực”.

Bảng xếp hạng các trường đại học như con dao hai lưỡi? - 2

TS Phạm Thị Ly (Viện Đào tạo quốc tế, ĐH Quốc gia TP. HCM) chia sẻ tại hội thảo

TS. Phạm Thị Ly cũng cho biết thêm: “Hiện nay, giới học thuật thế giới phản đối các bảng xếp hạng. Theo tôi được biết có 65 hiệu trưởng các trường trên thế giới đã ký một văn bản chung để phản đối các bảng xếp hạng và bắt tay nhau không cung cấp số liệu cho bất cứ bảng xếp hạng nào.

Bởi lẽ, bảng xếp hạng vô hình chung đã khiến chúng ta hình dung về một trường ĐH chỉ dựa trên một số tiêu chuẩn, chỉ số thành tích. Đôi khi bảng xếp hạng không thể hiện toàn bộ những gì mà một trường ĐH có, những gì trường mà trường ĐH cần và nên làm. Bảng xếp hạng đôi khi giống như một con dao 2 lưỡi. Nó có thể mang lại những tác dụng tiêu cực song có thể đem lại những tác dụng tích cực.

Ví như có những tiêu chí rất hay và bản thân người nghiên cứu cũng muốn dùng nó để phục vụ công tác xếp hạng. Thế nhưng, nhà nghiên cứu vấp phải khó khăn là thiếu số liệu nên đành chịu.

Vì sao tôi nói việc xếp hạng các trường ĐH là con dao hai lưỡi? Bởi lẽ, nó có vấn đề cả về phương pháp và kết quả. Khi chúng ta nói con dao hai lưỡi có nghĩa là nếu phương pháp và cách xử lý không khách quan và đúng đắn thì không phản ánh năng lực thực sự của các trường ngay cả trên phương diện chúng ta đo lường.

Ai cũng đến dự hội thảo cũng hỏi là dữ liệu ở đâu ra và kết quả có tin cậy hay không. Ít ai biết rằng, trong số nguồn dữ liệu quan trọng mà nhóm tác giả thu thập có báo cáo từ các trường. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá trong của các trường có đúng sự thật hay không cũng là điều cần bàn.

Nếu xây dựng bảng báo cáo dựa trên số liệu không đáng tin cậy thì kết quả không đáng tin cậy và hệ quả là ta góp thêm vào bức tranh nó đang tốt xấu lẫn lộn, có thể những người làm không tốt nhưng bằng cách nào đó họ có được số liệu tốt và trở thành hàng đầu. Đó là vấn đề phải suy nghĩ”.

Được biết, một trong những tiêu chí của bảng xếp hạng lần này là nhóm nghiên cứu dựa trên những công bố quốc tế. “Tôi e rằng việc đưa ra xếp hạng này nếu dựa trên công bố quốc tế sẽ thúc đẩy các trường chạy theo thành tích thay vì tập trung vào sứ mạng thực sự của họ là tạo ra tri thức, đào tạo sinh viên” , TS Phạm Thị Ly cho hay.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

Theo đó, phân tầng Việt Nam sẽ được chia làm 3 tầng: Trường đại học định hướng nghiên cứu, trường ĐH định hướng ứng dụng và trường ĐH định hướng thực hành.

Nghị định cũng chia khung xếp hạng thành 3 hạng với cơ cấu: Hạng 1 - 30%, hạng 2 - 40% và hạng 3 - 30% cùng những tiêu chí để xếp hạng theo từng "tầng".

Vì sao ĐH Ngoại thương xếp thứ 23 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam?

“Trường ĐH Ngoại thương, số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ cũng như các nghiên cứu và công bố quốc tế ít nên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN