Bận sự nghiệp mẹ gửi con gái duy nhất cho bà ngoại nuôi, khi về hưu phải vào viện dưỡng lão ở mà không thể oán trách con một lời

Sự kiện: Giáo dục

Mỗi tuần một lần, con gái vào thăm mẹ lúc 8 giờ sáng thứ 7. Đến trưa, cô sẽ rời đi. Cô luôn đúng giờ, chưa bao giờ đến muộn hay về sớm.

Dì Trần, sống tại Quảng Tây, Trung Quốc, vốn là một người phụ nữ thành đạt. Bà làm chức vụ quản lý trong một công ty quốc doanh nên luôn dồn hết thời gian và tâm sức cho sự nghiệp. Bà chỉ có một cô con gái duy nhất là Tiểu Lỵ nhưng vì công việc bận rộn, bà luôn phải gửi con cho bà ngoại nuôi.

Vì công việc bận rộn, dì Trần luôn phải gửi con cho bà ngoại nuôi. Ảnh minh hoạ

Vì công việc bận rộn, dì Trần luôn phải gửi con cho bà ngoại nuôi. Ảnh minh hoạ

Tiểu Lỵ lớn lên nhanh chóng, trở thành một cô gái ưu tú và thi vào công chức. Năm Tiểu Lỵ 25 tuổi, bà ngoại ốm liệt giường. Vì mẹ vẫn đang bận việc nên Tiểu Lỵ không ra ngoài tìm việc, mà nhận trách nhiệm chăm sóc bà ngoại cả ngày. Chăm sóc một người bại liệt hơn một năm cũng rất vất vả nhưng Tiểu Lỵ chưa bao giờ than thở. Họ hàng, bạn bè và hàng xóm đều liên tục khen ngợi cô là đứa trẻ hiếu thảo.

Một vài năm sau, dì Trần đã lớn tuổi nên quyết định nghỉ hưu. Tuy vậy, do quan hệ của hai mẹ con rất lạnh nhạt nên Tiểu Lỵ cũng không dọn về ở với mẹ. Thấy trong nhà chỉ có mình mẹ sống một mình, cô mời một bảo mẫu về phụ giúp công việc và chăm sóc cho bà.

Lại qua một vài năm nữa, dì Trần dần yếu hơn và có những vấn đề sức khỏe. Thấy Tiểu Lỵ vẫn không có ý định về nhà ở chung, dì Trần quyết định vào viện dưỡng lão ở. Tiểu Lỵ chọn cho mẹ một viện dưỡng lão tốt nhất trong khu vực, với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp và bác sĩ trình độ cao, cung cấp các dịch vụ rất cao cấp cho người lớn tuổi. Tất nhiên, lệ phí cũng rất cao nhưng Tiểu Lỵ chấp nhận chi trả hết mà không chút chần chừ.

Mỗi tuần một lần, Tiểu Lỵ vào thăm mẹ lúc 8 giờ sáng thứ 7. Đến trưa, cô sẽ rời đi. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, hai mẹ con chỉ im lặng. Cô luôn đúng giờ, chưa bao giờ đến muộn hay về sớm, nhưng cũng không đến thăm thường xuyên hơn, không đột nhiên thấy nhớ mẹ mà tới. Điều này khiến dì Trần có cảm giác, con gái đến thăm mình như đang làm nhiệm vụ.

Bà nhận ra, khi con gái còn nhỏ, bà không ở bên chăm lo mà chỉ dành thời gian cho công việc. Vậy nên khi già rồi, con gái không muốn dành nhiều thời gian bên bà cũng là điều có thể hiểu được. Ảnh minh hoạ

Bà nhận ra, khi con gái còn nhỏ, bà không ở bên chăm lo mà chỉ dành thời gian cho công việc. Vậy nên khi già rồi, con gái không muốn dành nhiều thời gian bên bà cũng là điều có thể hiểu được. Ảnh minh hoạ

Ngồi đón giao thừa trong viện dưỡng lão, dì Trần nhìn các bạn già khác được người thân đón về nhà ăn Tết mà không ngừng hối tiếc. Bà nhận ra, khi con gái còn nhỏ, bà không ở bên chăm lo mà chỉ dành thời gian cho công việc. Vậy nên khi già rồi, con gái không muốn dành nhiều thời gian bên bà cũng là điều có thể hiểu được.

Cha mẹ và con cái vốn có sợi dây liên kết bằng huyết thống tự nhiên, vốn không thể chặt đứt. Nhưng quan hệ gia đình sẽ bền chặt gắn bó hay xa cách lạnh nhạt đều tùy vào công sức vun vén của mỗi thành viên. Tất cả chúng ta đều yêu thương con cái của mình, nhưng có thể không đúng cách.

Làm thế nào khi trẻ phải sống xa cha mẹ?

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được đánh giá là mối quan hệ khó thay thế trong đời sống gia đình. Người thân có làm tốt thế nào vẫn sẽ để lại những khoảng trống nhất định trong lòng đứa trẻ nếu buộc phải tách cha mẹ ra khỏi cuộc sống dù tạm thời hay lâu dài.

Đấy là chưa kể đến những tổn thương/cảm giác thiếu hụt, mất mát của đứa trẻ nếu gặp bất lợi trong quá trình sống với người thân/người nuôi vốn không phải cha mẹ ruột của mình, như: cảm giác thiếu thốn/mất mát vì gia đình không trọn vẹn, chống đối (xã hội) với người nuôi dưỡng/cha mẹ, rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách, thu mình, sống khép kín hoặc ở hướng ngược lại là quậy phá, lêu lổng do không được quan tâm giáo dục/giáo dục sai cách/trẻ không sẵn sàng tiếp nhận các tác động giáo dục, chăm sóc từ người đang nuôi dưỡng...

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Phần lớn trẻ lớn lên sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi giao tiếp/kết nối với cha mẹ, dễ cảm thấy tủi thân hay tái hiện lại ký ức "thiếu hụt" thời thơ ấu, thỉnh thoảng chính những đứa trẻ này khi trở thành cha mẹ trong tương lai sẽ gặp khó khăn, lúng túng nhiều hơn khi nuôi dạy con cái.

Nếu vì mưu sinh, vì bất đắc dĩ cha mẹ đi làm xa, phải gửi con cho ông bà hoặc người thân họ hàng chăm sóc, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho tất cả những điều này, đồng thời tăng số lần gặp gỡ, hỏi han, quan tâm, động viên con cái bằng nhiều cách để kéo giảm các tác động tâm lý không mong muốn lên con cái hay gánh nặng lên người nhận nuôi dưỡng.

Tất cả các giải pháp được đưa ra chỉ là "chữa cháy/giải khát" và mang tính nhất thời, không có giải pháp vạn năng nào thay thế được việc sinh sống, chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp các con. Do đó, nếu cha mẹ có phương kế nào tốt hơn là xa con để mưu sinh thì hãy chọn cách đó. Trường hợp không thể, chúng ta lưu ý những điều sau:

+ Nên gửi con cho người thân thiết/từng tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc và có quan hệ tốt với con trong những năm đầu đời để tăng độ tin cậy, giảm khoảng cách giữa con với người nuôi dưỡng.

+ Tuổi con càng lớn càng giảm thiểu được các ảnh hưởng tâm lý/tổn thương nếu cha mẹ phải xa cách con.

+ Về thăm con hoặc tạo điều kiện cho con gặp mặt cha mẹ càng nhiều, càng lâu càng tốt.

+ Có thể dùng các phương tiện như mạng xã hội, điện thoại để gọi video cho con, đôi bên tương tác thông qua giọng nói lẫn hình ảnh để cải thiện tâm trạng, cảm xúc những người trong cuộc.

+ Duy trì các trao đổi đơn giản như gửi hình ảnh cho nhau, chat, ghi âm giọng nói gửi cho con...

+ Cha mẹ nên đặt ra giới hạn về việc sẽ cùng chung sống dưới một mái nhà với con khi thỏa mãn điều kiện A, B, C cụ thể nào đó như kiếm đủ tiền học phí cho con trong 5 năm, đủ tiền xây nhà, đủ 5 năm xa nhà... để tiến tới ngày gặp con và nuôi dưỡng, chăm sóc trực tiếp con càng sớm càng tốt.

Sau cùng, nếu đã có cơ hội ở gần, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chính lòng thương, sự chăm sóc hết mực sẽ giúp cha mẹ và con cái xoa dịu những mất mát, thiếu hụt trước giờ một cách tốt nhất.

Đây cũng là lúc bù đắp cho con, cho chính cha mẹ bằng những động viên, quan tâm đời thường như trò chuyện với con biết rằng ba mẹ đã nhớ nhung con thế nào, đã vì con mà tự vực dậy mình để duy trì động lực làm việc ra sao... Kể cho con nghe về hành trình thương nhớ và cố gắng đó...

Nguồn: [Link nguồn]

Con thông minh vượt trội nhờ bố mẹ biết cách nói chuyện với chúng

Không phải vốn từ vựng ảnh hưởng tới sự phát triển trí não mà là cách giao tiếp của bố mẹ với con cái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN