Băn khoăn phân biệt trong chấm thi

Hiện các Sở GD&ĐT và các trường ĐH chủ trì cụm thi ĐH bắt đầu huy động giáo viên chấm thi. Dư luận băn khoăn về tình trạng chấm “chặt”, chấm “lỏng” giữa hai loại hình cụm thi ĐH và địa phương.

Băn khoăn phân biệt trong chấm thi - 1

Thí sinh làm bài thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2016 ở Hà Nội. Ảnh: Như Ý.

10/7 đã có cụm chấm thi xong

Ông Lương Văn Việt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết hôm qua (5/7) sở đã tiến hành tập huấn cho các giáo viên chấm thi. Hôm nay (6/7), sẽ bắt tay chấm. Năm nay, tại cụm thi do Sở GD&ĐT Hải Dương chủ trì, môn Toán là môn có số lượng thí sinh đông nhất với 8.914 thí sinh, kế đến là môn Ngữ văn với 8.889 thí sinh dự thi. Môn Sinh ít nhất với 61 thí sinh. Riêng môn Lịch sử có 1.500 thí sinh dự thi. Theo ông Việt, các bài thi trắc nghiệm sẽ đưa về sở chấm. “Chúng tôi dự kiến ngày 10/7 sẽ chấm xong. Sau đó chuyển gói dữ liệu điểm về Bộ GD&ĐT. Còn lúc nào Bộ cho công bố điểm thi thì sẽ công bố cho thí sinh” - ông Việt cho hay.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng bắt đầu triển khai công tác chấm thi. Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết ngày 9/7 sẽ bắt đầu chấm thi. Năm nay, cụm thi địa phương do các Sở GD&ĐT chủ trì, Sở GD&ĐT Hà Nội là nơi có thí sinh dự thi đông nhất, xấp xỉ 16.000 thí sinh. Theo ông Chất, ngoài chuẩn bị đội ngũ giáo viên chấm bài tại cụm thi do địa phương chủ trì, theo đề xuất của một số trường ĐH chủ trì cụm thi, Sở GD&ĐT cũng cử giáo viên THPT hỗ trợ các trường chấm thi các môn tự luận. ĐH Thủy lợi sáng nay (6/7) sẽ tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên chấm thi của trường. Trường dự kiến sẽ chấm xong vào 15, 16/7.

Khu vực phía Nam: 17/7 chấm thi xong

Ngày 5/7, các trường ĐH chủ trì cụm thi tại khu vực phía Nam đã vận chuyển bài thi về TPHCM an toàn và rọc phách, chuẩn bị chấm thi. Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết, sau khi chuyển bài từ Gia Lai về, trường đang tiến hành rọc phách để chuẩn bị chấm thi. Dự kiến, ngày 9/7 sẽ tiến hành chấm thi và chậm nhất 20/7 sẽ công bố điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Theo ông Lý, trường đã huy động 149 cán bộ chấm thi tự luận bao gồm giảng viên của trường, giáo viên từ các Sở GD&ĐT TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Gia Lai.

“Đội ngũ cán bộ chấm thi đã tham gia chấm nhiều năm nay và đã được chọn lọc nên việc chấm thi tương đối nhẹ nhàng, không có gì khó khăn”, ông Lý nói. Ông Lý cho biết, khu vực bảo quản bài thi, chấm thi hoàn toàn tách biệt với các khu vực khác, được đảm bảo tuyệt đối an toàn, được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ, có lực lượng bảo vệ, an ninh. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, dự kiến ngày 8/7 trường sẽ bắt đầu chấm thi. Dự kiến ngày 17/7 sẽ hoàn tất, sau đó kiểm dò và chậm nhất đến ngày 20/7 sẽ công bố. “Sáng 8/7, trường sẽ tổ chức tập huấn quy chế cho cán bộ chấm thi, tiến hành thảo luận, chấm thử rồi sau đó tiến hành chấm đại trà”, ông Trung nói.

Tương tự, ông Lê Quang Thành, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM cũng cho biết, ngày 8/7 trường sẽ triển khai chấm thi. Theo kế hoạch, trường đã mời 100 cán bộ giảng viên, giáo viên phổ thông ở TPHCM và tỉnh Ninh Thuận để chấm thi. “Trước khi vào chấm thi, Hội đồng chấm thi sẽ tập huấn cho giáo viên, họp tổ trưởng các môn rồi lấy mỗi môn 1 túi bài ngẫu nhiên để chấm thử, rút kinh nghiệm rồi sau đó mới chấm đại trà”, ông Thành nói. Tương tự, trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM cũng dự kiến chậm nhất 17/7 sẽ chấm xong tất cả các môn.

Liệu có phân biệt khi chấm?

Năm nay, cụm thi nào chấm bài của cụm thi đó. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các hội đồng chấm thi phải chấm kiểm tra 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi. Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều chuyên gia băn khoăn về chất lượng chấm giữa các cụm thi khi có sự phân biệt rõ giữa cụm thi. “Ở các cụm thi ĐH, cán bộ chấm thi ngoài những trường phải thuê thêm giáo viên THPT thì có những trường 100% cán bộ chấm thi là giảng viên ĐH như khối các trường ĐH sư phạm. Trong khi đó, tại cụm thi địa phương, giáo viên địa phương nào, chấm bài của địa phương đó. Không những thế, đối tượng thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT nên lo lắng của dư luận hoàn toàn có cơ sở”, một chuyên gia về tuyển sinh cho hay.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết nếu các cụm thi tổ chức chấm thi theo đúng quy chế  thì sẽ không có chuyện chấm lỏng, chấm chặt. Vì theo ông Chất, mỗi bài thi tự luận được hai cán bộ chấm thi chấm 2 vòng độc lập, chỉ cần chấm chênh 0.5 điểm đã phải ngồi đối thoại. Đồng quan điểm này, ông Vũ Xuân Mai, Sở GD&ĐT Nam Định nêu quan điểm cá nhân: “Giải pháp của chúng tôi là không bố trí giáo viên chấm bài thi học sinh của mình. Đặc biệt cũng không có chuyện  2 giáo viên trong cùng một trường vào một cặp chấm (hai cán bộ chấm một bài thi)”.

Theo quy chế thi  THPT quốc gia quy định cán bộ chấm thi phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm. 

Để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính, tránh xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, Ban Chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận. Mỗi bài thi tự luận được 2 cán bộ chấm thi chấm độc lập. Cán bộ chấm thi lần thứ nhất chấm trên Phiếu chấm cá nhân. Cán bộ chấm thi lần thứ hai chấm trên bài thi và ghi điểm vào Phiếu ghi điểm.

Tra cứu ĐIỂM  CHUẨN MV1 CÁC TRƯỜNG ĐH-CĐ 2016 nhanh nhất tại http://diemthi.24h.com.vn/

Nhắn tin để nhận ĐIỂM  CHUẨN MV1 CÁC TRƯỜNG ĐH-CĐ 2016 SỚM NHẤTsoạn tin:

 DC [MãTrường] [MãNgành] Gửi 6722

VD: Để tra cứu Điểm chuẩn trường ĐH Bách Khoa Hà Nội ngành CNTT, soạn tin:

DC BKA D480201 Gửi 6722

(Trong đó, BKA là mã trường ĐH Bách Khoa HN, D480201 là mã ngành CNTT)

Điểm chuẩn sẽ được gửi tới điện thoại của bạn ngay khi có!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Ban - Nguyễn Dũng (Tiền Phong)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN