Bài toán tiểu học 8 : 2 x (2+2) kết quả là 1 hay 16, phụ huynh bó tay, giáo sư toán học giải đáp
Rất nhiều các bậc phụ huynh không thể ngờ rằng mình lại bó tay trước một bài toán tiểu học.
Toán tiểu học là môn học dễ nhưng không đơn giản. Chính vì thế khi các em chuẩn bị bước vào năm học mới, bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để nói với con về những bí kíp khi làm môn toán.
Một bài toán đã được chia sẻ gây tranh cãi khá lâu trên mạng xã hội nhưng chưa tìm được đáp án thỏa đáng nên mới đây lại tiếp tục sôi sục trở lại. Bài toán này được cho là bài tập về nhà của một em học sinh tiểu học đã được phụ huynh chia sẻ lên mạng xã hội mong sao tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Theo đó, phép tính và 4 phương án được đưa ra như sau:
8 : 2 x (2+2)=?
A.1
B.16
C.1 hoặc 16
D. không biết
Chị Huệ - một người dùng mạng xã phản hồi khi nhìn thấy bài toán này: "Tôi không nghĩ rằng ở cái tuổi của mình mà vấp phải một bài toán tiểu học khó có đáp án như thế này".
Bài toán này thậm chí còn thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, thậm chí các giáo sư toán học tại Đại học Oxford khi một cư dân mạng đăng tải lên Twitter.
Trong khi 1 số người cho rằng đáp án là 1 thì số khác phản đối, họ cho là 16 mới đúng. Cũng có người cho rằng bài toán này sai.
Cư dân mạng khăng khăng kết quả là 16 cho rằng nên tuân thủ nguyên tắc đi từ trái sang phải và kết quả của phép chia là 4, sau đó kết quả 4 có được ở bước trước được nhân với 4 và kết quả là 16
Một số cư dân mạng cho rằng nên tính vế sau trước, kết quả là 8, sau đó kết quả 8÷8 là 1.
Để chứng minh cho sự đúng đắn của mình, một số cư dân mạng còn liệt kê ra những công thức phức tạp để chứng minh cho quá trình giải bài toán của mình, một bài toán tưởng chừng đơn giản như vậy lại khiến cư dân mạng có cảm giác đã giải được kiến thức đại học.
Ông Mike Brin, cán bộ của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ, đã đứng ra giải thích câu hỏi này: "Chúng ta nên thực hiện phép chia trước rồi mới đến phép nhân, vì vậy 16 là đáp án đúng."
Nhưng sau khi công bố đáp án chính xác, Mike Brin cũng cho rằng "toán học là một môn học khắt khe và không nên xuất hiện những phép tính mơ hồ như vậy. "
Tuy nhiên, ở câu hỏi này, gần 80.000 cư dân mạng cho rằng đáp án đúng phải là 1.
Sau khi thu hút được những tên tuổi lớn của Hội toán học Hoa Kỳ, môn toán tiểu học này đã khiến giáo sư toán học của Đại học Oxford "ngạc nhiên" khi đăng tải trên mạng xã hội: "Bản thân tiêu đề của câu hỏi này đã rất mơ hồ. Để có một câu trả lời rõ ràng, nó sẽ tốt hơn nếu thêm một dấu ngoặc đơn khác".
Nhìn chung, toán học là một môn học dễ nhưng lại rất khó và nhiều công thức, nguyên tắc khác nhau. Vì thế các bậc cha mẹ cần nhắc nhở con em kĩ càng khi làm bất kì bài toán nào.
Việc làm toán không chỉ giúp các con hình thành kĩ năng tính toán mà còn có nhiều kĩ năng khác như ghi nhớ các quy tắc, công thức để áp dụng vào bài toán. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần dạy con khi làm toán phải lưu ý: 1. Đọc câu hỏi là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem lại câu hỏi là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể dùng ngón tay để đọc câu hỏi cùng con, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần. Ưu điểm: thu hút sự chú ý, đồng thời củng cố khả năng đọc văn bản của trẻ. Học sinh tiểu học có khả năng nhận biết và ghi nhớ rất tốt. Nếu cha mẹ thường xuyên học và đọc cùng con cũng có thể giúp con mở rộng đa dạng nhiều kiến thức khác nhau. 2. Rèn luyện thói quen đọc hiểu Ưu điểm của việc này là có thể nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và ấn tượng của trẻ về nhiều đề tài khác nhau. Vì hành động và suy nghĩ có mối liên hệ chặt chẽ nên việc đọc tốt chủ đề tương đương với đọc truyện. Vậy nếu gấp đôi sợi dây dài 10cm thì mỗi đoạn dài bao nhiêu cm? Lúc này, bạn nên để trẻ tự làm, tự mình vạch ra độ dài của từng nửa gấp khúc, khi trẻ hiểu rõ ràng thì bố mẹ nên khen ngợi động viên trẻ. 3. Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc Các câu hỏi ứng dụng Toán học thường có nhiều nội dung và cung cấp nhiều thông tin. Do đó, các em bắt buộc phải rút ra các điểm chính khi làm bài. Đồng thời, lọc ra những thông tin quan trọng, điều này giúp các em nắm bắt chính xác yêu cầu của câu hỏi cũng như hướng giải quyết. Việc trau dồi những thói quen này không phải “ngày một ngày hai”, mà cần phải được trau dồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy đồng hành và khuyến khích con bạn nhiều hơn để chúng có được những thói quen tốt, có lợi cho việc cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin cũng như chất lượng tổng thể của trẻ. |
Nguồn: [Link nguồn]
Mỗi phụ huynh cho ra một kết quả khác nhau, vậy thì học sinh khó làm được - đó là ý kiến của một số người.