Bài học quý báu tỷ phú dầu mỏ dạy con: Hãy 'ngu ngốc' nếu muốn thành công
Một trong những lời dặn dò "kinh điển" nhất của vị tỷ phú này dạy con cái đó là: “Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh”.
Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ. Với biệt danh "Vua dầu mỏ", ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil.
Người ta thường nói rằng nhắc đến John Davison Rockefeller Sr. là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Theo đó, khối tài sản của Rockefeller Sr. năm 1916 chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay. Cũng bởi vậy mà tỷ phú này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr.
Câu nói "Không ai giàu 3 họ" khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Nói cách khác, sự giàu có hiếm khi tồn tại được đến đời thứ 3.
Thuế, chi tiêu, phân chia tài sản giữa những người con và tiếp tục phân chia ở đời cháu của họ và một điều không thể tránh khỏi là sẽ có thành viên gây thất thoát tài sản, ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình.
Tuy nhiên, gia đình của Rockefeller đã cho thấy tất cả những điều trên hoàn toàn sai. Giờ đây, bước sang thế hệ thứ 7 với 170 người thừa kế, gia đình Rockefeller vẫn duy trì khối tài sản khổng lồ của mình. Theo Forbes, sau hơn 100 năm John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ với đế chế Standard Oil, gia tộc này vẫn sở hữu số tiền lên đến 11 tỷ USD.
Thậm chí, một điều càng khó xảy ra hơn là gia đình này vẫn rất gắn kết, không dính vào vụ scandal, hận thù, kiện tụng và bi kịch nào mà những gia tộc giàu có khác thường vướng phải.
Hiện tại, trên 250 thành viên trong gia đình này là hậu duệ trực tiếp của ông John D. Rockefeller và bà Laura Spelman Rockefeller.
Dĩ nhiên là số tiền mà ông bà Rockefeller để lại rất lớn, giúp con cháu họ vẫn giàu bền vững theo thời gian. Nhưng điều khác biệt giữa họ với các gia đình giàu có khác như Vanderbilt, Carnegie và Astor là họ vẫn đang cho đi hàng tỷ USD.
Và sở dĩ con cháu của ông Rockefeller có thể tiếp nối vinh quang và thành công cho đến nay là nhờ vào sự giáo dục gia đình nhận được từ thời thơ ấu.
Rockefeller không chỉ là doanh nhân thành đạt mà còn là một người cha có học thức. Ông hiểu rõ rằng không phải tiền bạc mang lại hạnh phúc cả đời cho con mà là một nhân cách hoàn thiện, một trái tim mạnh mẽ và những thói quen tốt.
John D. Rockerfeller và con trai John D. Rockerfeller Jr.
Bất cứ ai biết đến Rockefeller đều biết ông đã để lại 38 bức thư cho con trai mình. Những bức thư này ghi lại chân thực thành tựu của ông trong việc tạo ra những câu chuyện thần thoại về sự giàu có. Từ những bức thư, chúng ta không chỉ thấy được bản lĩnh của Rockefeller mà có có thể hiểu được bí quyết nuôi dạy con cái.
Chẳng hạn như trong bức thư thứ 14 mà vị tỷ phú viết cho con trai mình, ông nói: "Nếu con muốn thành công, con phải là người thông minh một cách 'ngu ngốc'".
"Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh". Qua câu nói này, vị tỷ phú giàu có nhất lịch sử Rockefeller đã dặn các con nên giấu kín sự khôn ngoan, chớ nên cho thiên hạ biết bởi càng khoe đời người càng gặp nhiều sóng gió.
Theo vua dầu mỏ: "So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc".
Một bức ảnh chân dung gia đình Rockefeller mùa hè 1920,
Ông cũng giải thích thêm cho con rằng bản chất con người là điều khó lường nhất. Vì vậy không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì con mới tránh được sự cạnh tranh gay gắt, và tiêu cực.
Tuy nhiên, cần phải hiểu biểu hiện ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, họ thấu hiểu hết tất thảy đạo lý ở đời nhưng lại không thể hiện ra, có như vậy đại sự mới dễ thành.
Nghệ thuật sống "ngốc nghếch" nghe qua tưởng vô lý nhưng kỳ thực, đó chính là cảnh giới cao nhất của thông minh. Và chắc chắn không phải ai cũng hiểu, không phải ai cũng làm được.
Con người ngày nay không ai chịu chấp nhận thua thiệt mà luôn muốn chứng minh, thể hiện, muốn phô bày những gì mình thông thạo, muốn tính toán chi li thiệt hơn. Họ tính toán thật kỹ, để làm sao không thua thiệt, không bị người khác lừa gạt.
Thực tế, thông minh không sai, lại càng không phải là có tội. Điều then chốt là sử dụng trí khôn của bản thân đúng lúc đúng chỗ.
Nguồn: [Link nguồn]
Những đứa trẻ ra đời trong các gia đình tỷ phú có thể học các trường bí mật, theo đuổi những sở thích tốn kém như cưỡi ngựa hoặc có thể đứng đầu những tổ chức...