Bà nội trợ Nhật nuôi dạy 4 người con đậu vào ĐH Tokyo nhờ những phương pháp này
Với cách giáo dục đặc biệt của mình, người mẹ này đã giúp cho cả 4 người con đậu vào ngôi trường danh tiếng nhất Nhật Bản.
Nhắc đến Đại học Tokyo, ai cũng biết rằng ngôi trường danh giá này thực sự là niềm ao ước của tất cả học sinh lẫn phụ huynh. Những sinh viên ở đây rất ưu tú, ngoài khả năng tự học xuất sắc, không thể phủ nhận rằng yếu tố giáo dục từ gia đình ảnh hưởng rất lớn việc học tập.
Ryoko Sato là một bà nội trợ bình thường ở Nhật Bản, nhưng cô rất nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục. Với cách giáo dục đặc biệt của mình, 4 người con của cô đều đậu vào trường Đại học Tokyo danh giá. Chính vì điều này, cô đã thu hút sự chú ý của mọi người trong một thời gian dài ở Nhật Bản. Bản thân cô bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm giáo dục của mình trên Internet và TV. Sách dạy nuôi dạy con và giáo trình của cô được nhiều bà mẹ Nhật săn lùng.
Một số người nghĩ rằng, nếu 4 người con của cô đều được nhận vào ĐH Tokyo, chắc hẳn bản thân người mẹ như cô cũng phải rất phi thường, có thể từng là sinh viên đứng đầu một trường đại học nào đó. Trên thực tế, cô chỉ tốt nghiệp một trường đại học bình thường, sau đó trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại trường cấp 3 trong 2 năm, sau đó kết hôn, nghỉ việc và trở thành một bà nội trợ toàn thời gian.
Làm thế nào mà một bà nội trợ bình thường như vậy lại nuôi dạy được 4 sinh viên khoa Y trường Đại học Tokyo? Sau đây là một số phương pháp mà Ryoko Sato đã nhấn mạnh trong cuốn sách của mình.
Chú ý việc học hành trước 3 tuổi
Đây là cốt lõi trong triết lý giáo dục của Sato. Cô cho rằng, trẻ em không thể tự mình đánh giá điều kiện của môi trường xung quanh trước 3 tuổi, chỉ có thể sống thụ động trong môi trường do cha mẹ chuẩn bị cho chúng.
Vì vậy, trong giai đoạn này, cha mẹ có thể cung cấp cho con mình những kiểu môi trường như thế nào? Cô đã đọc 10.000 cuốn sách, tranh ảnh cho con mình trước năm 34 tuổi. Chỉ cần nhìn con số này, có thể nhiều cha mẹ sẽ nản lòng, nhưng cô làm vậy đương nhiên là có lý do của mình.
Cô tin rằng, trẻ luôn tò mò trong giai đoạn này, chúng có khả năng tiếp thu những điều mới mẻ xung quanh rất cao, sách tranh và các bài đồng dao có sử dụng những từ và cụm từ rất phong phú. Trong giai đoạn này, nếu trẻ có thể tiếp xúc với nhiều từ vựng, nó sẽ ăn sâu vào trong ký ức của chúng.
Ngoài ra, thông qua sách tranh và các bài đồng dao cũng có thể rèn luyện khả năng đọc của trẻ. Khả năng này không chỉ giới hạn ở việc đọc văn bản, nó có thể đóng một vai trò lớn trong việc làm thế nào một người hiểu thế giới, hiểu môi trường xung quanh và phát huy trí tưởng tượng của mình. Nhưng việc trau dồi khả năng này không phải một sớm một chiều mà cần phải có thời gian dài.
Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là cho trẻ bắt đầu với sách tranh, bài đồng dao với những câu văn tương đối dễ hiểu, nắm vững kỹ năng viết cơ bản, có nhận thức về tình cảm con người, từ đó tiếp xúc dần với những bài khó hơn.
Sớm định hướng cho tương lai của trẻ
Khi những con cái còn nhỏ, Sato đã quyết định để chúng đi theo con đường học vấn bình thường, tức là được giáo dục ở trường chính thống, sau đó sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học.
Lý do là cô cho rằng, trẻ con thường không có năng khiếu đặc biệt về thể thao và nghệ thuật. Bắt trẻ học những điều mà chúng có thể không giỏi, tốt hơn hết hãy để chúng tập trung vào việc học và thi đậu đại học, chúng có một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, việc những đứa con của cô đăng ký vào khoa Y trường Đại học Tokyo là cho chính chúng quyết định.
Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ
Sato không bao giờ đưa phiếu điểm của con cái cho chồng xem, vì ông bố là người rất nghiêm khắc và truyền thống. Nếu điểm số thấp, người bố thường hay nói thẳng: "Sao bài kiểm tra của con lần này không tốt bằng lần trước". Mặc dù điểm số không tệ, nhưng cô sợ rằng, những lời nói của người bố sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của các con, nên cô không bao giờ để chồng mình can thiệp vào việc học tập của con cái.
Tự mình giám sát và thúc giục trẻ học
Sato sẽ đích thân lập ra thời gian biểu cho con cái, đốc thúc chúng học hành. Ngoài ra, tùy thuộc vào trình độ của mỗi đứa trẻ sẽ có cách dạy riêng. Ngoài ra, với những lỗi sai trong bài thi, cô sẽ yêu cầu con mình học thuộc lòng trong khoảng thời gian chỉ định.
Không được hẹn hò trước khi thi
Nhiều người cho rằng, không nên tước đi thời gian kết bạn của con cái. Mặc dù ở Nhật Bản, con cái yêu ở độ tuổi cấp 2 và cấp 3 rất nhiều, phụ huynh không quá phản đối, do đó cách làm của Sato bị một số người phàn nàn.
Nhiều bà mẹ ở Nhật Bản đã đọc cuốn sách của Ryoko Sato, bắt chước và hy vọng có thể áp dụng vào con cái mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, cách giáo dục của cô quá áp đặt lên con cái, tước đi nhiều quyền cá nhân của chúng. Thế nhưng, cô nói rằng, cách dạy con của mình là đảm bảo những đứa trẻ được hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng không bị ép buộc.
Dù có nhiều ý kiến trái nhiều xung quanh cách giáo dục, nhưng 4 người con của cô nhập học vào trường Đại học Tokyo là điều không thể chối cãi.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhà giáo dục này có tới 9 người con, người nào cũng có thành tựu xuất sắc nên cách dạy con của ông rất đáng để học...