Bà mẹ 6 con thì có tận 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con, đặc biệt là vào giai đoạn phát triển này

Sự kiện: Dạy con

Những kinh nghiệm dạy con của bà mẹ này được các bậc phụ huynh trên khắp thế giới tin tưởng và áp dụng.

Hesung Chun Koh là giáo sư tiến sĩ tại Đại học Yale, hiện là giám đốc của viện văn hóa Dongyan. Bà được mệnh danh là "bà mẹ siêu phàm Hàn Quốc". Trong suốt cuộc đời của mình, bà không chỉ đào tạo ra nhiều sinh viên xuất sắc mà còn nuôi dạy cả 6 người con đậu vào trường Đại học Harvard và Đại học Yale danh tiếng.

Sau khi tốt nghiệp, những đứa con của bà trở thành giáo sư, trưởng khoa tại nhiều trường đại học nổi tiếng, có người làm Bộ Y tế Mỹ, Nhà Trắng, chủ tịch trường đại học và nhiều vị trí quan trọng khác.

Thời báo New York nhận xét: "Gia đình thành công này có thể sánh ngang với gia đình Kennedy nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Giờ đây, bà Hesung Chun Koh đã trở thành hình mẫu lý tưởng nhất cho các bà mẹ trên thế giới noi theo".

Bà Hesung Chun Koh.

Bà Hesung Chun Koh.

Bà Hesung Chun Koh là cựu sinh viên khoa tiếng Anh, Đại học nữ sinh Ewha tại Hàn Quốc; từng nhận được học bổng sang Mỹ học tiến sĩ chuyên ngành Nhân học xã hội tại Đại học Boston. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Yale, bà gặp và kết hôn với là tiến sĩ Kwang Lim Koh. Cặp vợ chồng này được xác nhận là những giáo sư châu Á đầu tiên giảng dạy tại Đại học Yale. Sau này, chồng bà đã có cơ hội trở thành đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ trong những năm 1960.

Đều là những giáo sư với nền tảng học vấn đáng nể, vợ chồng bà Hesung Chun Koh đã thực sự thành công trong việc định hướng, nuôi dạy con cái trong những lựa chọn cho tương lai. Dưới đây là những bí quyết nuôi dạy con cái của bà Hesung Chun Koh:

1. Hãy chú ý tới giai đoạn tiểu học

Trong một cuộc phỏng vấn, Jeon Hye Sung đã kể rằng, con gái lớn của bà có lần còn không theo kịp lớp và bị giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh. Sau đó, bà đã kịp thời hướng dẫn để giúp con gái mình vượt qua khó khăn, cuối cùng trở thành một học giả tốt nghiệp Harvard. Do đó, không cứ phải IQ cao thì mới có thể đạt được thành công.

Khi được hỏi về phương pháp giáo dục con, bà tươi cười trả lời, thực ra đứa trẻ nào cũng có thể trở nên xuất chúng nếu tìm đúng phương pháp. Đặc biệt ở bậc tiểu học, nếu cha mẹ giúp con đặt nền móng vững chắc thì sau này con sẽ đạt được thành tựu.

Tại sao Jeon Hye-sung lại nhấn mạnh đến giai đoạn tiểu học của trẻ? Điều này liên quan đến sự phát triển trí não ở giai đoạn này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9 tuổi là độ tuổi cấu trúc "mạng lưới" trong não bộ phát triển nhanh chóng, trẻ sẽ đánh giá mọi người và mọi việc xung quanh, sau đó phản ứng lại theo sở thích của bản thân. Và phản ứng này sẽ trở thành khuôn mẫu hành vi trong tương lai của trẻ.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ nghĩ rằng việc học là khó khăn, nhàm chán và không hứng thú, nó sẽ vô thức nảy sinh sự chán ghét, có hành động né tránh hoặc trì hoãn. Ngược lại, nếu trẻ nghĩ rằng việc học là thú vị và có giá trị, chúng sẽ chủ động học mà không cần cha mẹ thúc giục.

Trẻ em sẽ hình thành một khuôn mẫu hành vi như vậy ở trường tiểu học, điều này về cơ bản rất khó thay đổi sau khi vào trung học cơ sở. Vì vậy, muốn con học chủ động và tự giác, cha mẹ phải giúp trẻ nắm bắt được giai đoạn quan trọng của bậc tiểu học.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9 tuổi là độ tuổi cấu trúc "mạng lưới" trong não bộ phát triển nhanh chóng. Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9 tuổi là độ tuổi cấu trúc "mạng lưới" trong não bộ phát triển nhanh chóng. Ảnh minh họa

Những điều cần chú ý khi nuôi dạy con ở bậc tiểu học

Phải làm gì khi trẻ không thích làm bài tập về nhà? Có lẽ đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh trăn trở nhất. Trên thực tế cho thấy, khi trẻ chống đối lại việc học, phần lớn nguyên nhân là do chúng không biết cách vượt qua khó khăn.

Người lớn xem việc học của trẻ là điều rất dễ dàng nhưng trẻ nhỏ lại xem điều đó rất khó khăn, nhàm chán, khổ cực. Chính vì thế mà không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng và vui thích với việc học.

Việc học khó hay dễ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần chú ý trau dồi khả năng học tập của trẻ ở giai đoạn tiểu học, đặc biệt ở cách khía cạnh dưới đây:

Sự tập trung

Kiến thức ở lớp 1, lớp 2 còn khá đơn giản nhưng kể từ lớp 3, độ khó sẽ tăng dần, lúc này sự tập trung ở mỗi đứa trẻ sẽ có sự phân biệt rõ ràng. Những đứa trẻ không tập trung học hành và suy nghĩ trong lớp sẽ bị chênh lệch điểm số rất lớn.

Để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ, khi trẻ đang chú tâm làm việc gì đó, cha mẹ không nên quấy rầy.

Một khi sự tập trung của trẻ bị gián đoạn, trẻ sẽ mất nhiều thời gian để tập trung trở lại và khó rèn luyện điều này trở thành thói quen.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng trẻ chơi một số trò chơi mang tính giáo dục như xếp hình, chơi rubik, nó cũng có thể giúp trẻ trau dồi khả năng tập trung.

Kỹ năng tư duy logic

Tư duy logic là cơ sở để hiểu toán học và hóa lý sau này, trẻ phải thành thạo khả năng này.

Cha mẹ có thể mua một số sách câu đố về suy luận và phán đoán dành cho trẻ em. Một số trẻ em thích xem truyện trinh thám, điều này có thể rèn luyện khả năng tư duy logic của mình.

Cho phép trẻ đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ tự suy nghĩ tìm câu trả lời.

Đọc sách

Đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em.

Đọc sách không chỉ có thể mở ra cánh cửa nhận thức về thế giới của trẻ, mà còn thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Khi trẻ đắm chìm trong sách, sự tập trung sẽ tự nhiên được trau dồi.

Nếu trẻ hình thành thói quen đọc sách tốt ngay từ khi còn nhỏ, chúng sẽ có niềm đam mê và hứng thú học tập hơn.

Khi một đứa trẻ hiểu biết nhiều hơn, chúng sẽ có cảm giác đạt được thành tích so với các bạn cùng lứa tuổi. Ý thức về thành tích này sẽ thúc đẩy trẻ đọc và học tập tích cực.

Tóm lại, nếu cha mẹ trau dồi được những mặt trên, khả năng học tập của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều.

Bà Hesung Chun Koh đã hơn 90 tuổi, chụp cùng các con.

Bà Hesung Chun Koh đã hơn 90 tuổi, chụp cùng các con.

2. Bố mẹ không cần hi sinh vì con cái

Theo bà Hesung Chun Koh, mọi bậc cha mẹ luôn muốn con cái được sống hạnh phúc, sung sướng. Nhưng việc hi sinh tất cả vì con, chịu kham khổ vì con không phải là cách dạy con tốt nhất. Bố mẹ hãy cứ là những huấn luyện viên khuyên răn, hướng dẫn và giúp con tự tin, vững vàng bước vào tương lai làm những gì mình muốn.

"Khi mang thai con đầu lòng, tôi cũng giống hầu hết những người bố người mẹ khác, không biết mình sẽ phải chăm sóc và nuôi dạy con như thế nào cho đúng cách và có ích cho xã hội. Rồi tôi nghĩ về cách bố mẹ mình đã dạy mình. Họ là tấm gương tiêu biểu cho việc bố mẹ không nhất thiết hi sinh vô điều kiện vì con cái nhưng con cái vẫn luôn đạt được những thành tựu và sống có ích.

Bố mẹ tôi luôn cố gắng học tập, mở rộng con đường sự nghiệp, làm giàu vốn sống của bản thân dù ở độ tuổi nào. Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi rất nhiều sau này. Tôi cũng đã áp dụng cách giáo dục này khi dạy các con mình. Tôi không cho chúng tất cả mà chỉ cho những gì thuộc khả năng của mình", bà chia sẻ.

3. Tạo môi trường để đọc mọi lúc, mọi nơi

Bất kể ở đâu trong nhà cũng đều cần duy trì không khí học tập. Thay vì ép trẻ học thì trẻ chỉ cần nhìn thấy các thành viên khác đang học tập chăm chỉ, trẻ sẽ tự nhiên coi việc học là một phần của cuộc sống.

Miễn là cha mẹ cho con hiểu rằng học tập không phải là một điều đặc biệt, mà là một phần của cuộc sống hằng ngày. Nếu cha mẹ có thể ngồi vào bàn một cách tự nhiên, trẻ sẽ lại gần bàn học và cảm thấy thích thú với điều này.

4. Người mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân

"Khi con vào trung học, tôi phải đối mặt với lựa chọn hoặc tiếp tục đi làm hoặc ở nhà làm nội trợ. Cuối cùng, tôi vẫn chọn công việc. Nhưng, ở thời điểm đó, lựa chọn công việc đồng nghĩa với việc tôi phải cố gắng 200%. Tôi luôn phải sắp xếp thời gian khéo léo để không vì công việc mà bỏ quên con cái. Ở độ tuổi ấy, con trẻ cần tới những lời khuyên của bố mẹ hơn cả. Vì thế, khi con gặp các vấn đề ở trường và cần trò chuyện, tôi chọn ở bên cạnh con".

Theo quan niệm của người châu Á, khi lập gia đình, phụ nữ nên dành phần lớn tâm sức cho mái ấm thay vì dấn thân vào công việc. Cũng chính vì vậy, nhiều bà mẹ do áp lực xã hội đã bỏ qua những cơ hội cho bản thân, những đam mê dang dở để trở thành một bà mẹ tốt.

Có một sự thật, bố mẹ là những tấm gương phản chiếu cho thái độ sống và cố gắng của những đứa con. Muốn con sống tốt, bố mẹ phải sống tích cực. Muốn con giỏi, bố mẹ phải là người có khả năng chứng minh năng lực của mình. Bố mẹ hãy nghĩ về mục tiêu, lên kế hoạch cho cuộc sống của bản thân, sắp xếp thời gian, cải thiện năng lực của mình để con cái noi gương.

Muốn con sống tốt, bố mẹ phải sống tích cực. Muốn con giỏi, bố mẹ phải là người có khả năng chứng minh năng lực của mình.

Muốn con sống tốt, bố mẹ phải sống tích cực. Muốn con giỏi, bố mẹ phải là người có khả năng chứng minh năng lực của mình.

5. Cha mẹ cần tôn trọng và đối xử tốt với nhau

Sự tôn trọng lẫn nhau của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng quyết định đến tính cách của con cái. Những cha mẹ thường xuyên cãi nhau, đặc biệt là trước mặt con cái, chắc chắn con cái họ sẽ gặp vấn đề trong quá trình phát triển.

Trong cuộc sống vợ chồng, Hesung Chun Koh và chồng vẫn có cãi nhau nhưng họ cố gắng giao tiếp để giải quyết vấn đề. Một lý do quan trọng khác là họ không muốn ảnh hưởng tới con cái và muốn làm gương cho chúng.

Quá trình giáo dục con cái cũng là quá trình vợ chồng yêu thương nhau. Những cặp vợ chồng có tình cảm tốt đẹp chắc chắn sẽ giáo dục con cái thành công hơn.

6. Biết lắng nghe con nói

"Khi con trai thứ hai của tôi làm một dự án nghiên cứu tại trường Y, dù đã nỗ lực hết sức nhưng không được đánh giá cao. Con tôi cảm thấy rất buồn và bất bình vì dự án của mình không xứng đáng như vậy. Khi nghe con phàn nàn bất công rằng "Nhiều bạn khác kém hơn nhưng lại được đánh giá cao", tôi đã khuyên con nếu tự tin về dự án đó và còn thắc mắc thì hãy thử một lần tìm người đánh giá dự án của con, hỏi xem lý do gì họ từ chối, và sau đó tìm cơ hội giải thích những ưu điểm dự án con làm.

Phàn nàn sau lưng, không ích gì cả. Và sau khi nghe lời khuyên đó, con tôi đã có cơ hội được đánh giá lại dự án. Kết quả cuối cùng khiến cháu rất hài lòng. Không nhiều thì ít, bố mẹ biết lắng nghe và chịu chia sẻ cùng con thật đáng khen. Dù ở tuổi nào đi chăng nữa, con cái vẫn cần "lá chắn" của bố mẹ mỗi lúc yếu lòng".

Lời khuyên của bố mẹ chí ít là những lần quan sát hay rút kinh nghiệm trong cuộc sống nên chắc chắn đối với con cái, đó là những lời đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại cho rằng khoảng cách tuổi tác khiến bố mẹ và con cái không còn sự gần gũi nữa. Trong những trường hợp đó, con trẻ lại tìm đến bạn bè - những người cũng cùng suy nghĩ - để xin lời khuyên.

Bố mẹ cũng nên "hạ mình" trong một số trường hợp, không thể cứ mãi bảo thủ, cổ hủ được để có cơ hội trò chuyện và lắng nghe tâm sự của con cái. Như vậy, ở các con sẽ có niềm tin mãnh liệt hơn vào bố mẹ.

7. Để trẻ cảm nhận được gia đình là điều quý giá nhất

Gia đình Hesung Chun Koh duy trì thói quen ăn sáng mỗi ngày. Dù bận rộn đến đâu đi chăng nữa thì luôn phải tuân thủ quy tắc này. Không chỉ vì tầm quan trọng của việc ăn sáng đối với cơ thể, mà còn vì có thể khiến trẻ nhận ra giá trị của "gia đình".

Vào buổi sáng, nhìn thấy biểu cảm của con mình, cha mẹ có thể đoán được những gì đang xảy ra và bày tỏ sự quan tâm. Việc thể hiện sự quan tâm không có nghĩa là đặt câu hỏi trực tiếp. Nếu cha mẹ hỏi trực tiếp, họ có thể khiến đứa trẻ cảm thấy khó chịu khi nghĩ rằng cha mẹ đã phát hiện ra điều gì đó. Đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi thiếu niên, sự thay đổi tâm trạng rất thất thường. Nếu không tinh ý, cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy chán ghét và chúng có thể rơi vào trạng thái hỗn loạn hơn.

8. Khuyến khích con rèn luyện thể chất

Theo bà Hesung Chun Koh, bố mẹ chỉ chú trọng việc học của con nên ngoài học chính, còn có học thêm buổi tối, học bổ túc cuối tuần… Thế nhưng, bố mẹ hãy quan tâm thực sự đến năng lực của con và dành nhiều thời gian rèn luyện thể chất cùng con vì đó sẽ là một trong những yếu tố then chốt giúp con đi tới thành công.

"Con trai đầu lòng của tôi khi sinh ra khá yếu ớt và thường xuyên tháng nào cũng phải đi khám vài lần. Tôi luôn cảm thấy khổ tâm và không biết nên làm thế nào để cải thiện sức khỏe của con. Sau khi nghĩ thông suốt, dù là con gái hay con trai, tôi đều đưa ra nguyên tắc: 3 tuổi là tuổi bắt đầu phải chú trọng rèn sức khỏe.

Đầu mùa thu, các con tôi sẽ được làm quen với nước lạnh. Ban đầu là rửa tay, sau đó là cánh tay, rồi xuống cẳng chân, tiếp theo là tắm toàn thân. Thời gian thích nghi khoảng 1 tháng bắt đầu từ con số 25 độ C. Những ngày tiếp theo, tôi hạ dần dần một độ và sau 1 tháng rèn luyện như vậy, các con tôi đều có thể chịu được khi tiếp xúc với nước 0 độ C. Nhờ vậy, các con tôi thích nghi với thời tiết rất nhanh và ít ốm.

Mỗi buổi sáng, bất chấp thời tiết có thế nào, tôi đều khuyến khích các con chạy 3km mỗi ngày. Ngoài ra, các con còn tham gia nhiều bộ môn thể thao khác như leo núi, võ thuật, nâng tạ..."

9. Ủng hộ con cái làm những điều tích cực mà không cần giám sát

Một lần, con gái lớn của Hesung Chun Koh gọi điện cho mẹ và nói rằng sẽ đến Nam Mỹ làm điều gì đó cho trẻ em nghèo. Cô cũng tự nguyện giúp đỡ các gia đình nạn nhân của sóng thần. Hay đứa con thứ 2 đến gặp bà và nói: "Con đang gây quỹ AIDS, mẹ có thể ủng hộ một ít tiền không".

Tài năng của một đứa trẻ là khi chúng được rèn luyện từng chút, từng chút mỗi ngày, phát triển một cách lặng lẽ khi giúp đỡ người khác, giống như một hạt giống vô tình gieo, không mong đợi gì cả nhưng một ngày nào đó nó lại phát triển mạnh mẽ.

Do đó, bất cứ khi nào ai đó hỏi Hesung Chun Koh về bất kỳ phương pháp giáo dục đặc biệt nào, bà sẽ nói: "Đừng chỉ trau dồi tài năng của trẻ, mà còn tập trung vào việc nuôi dưỡng tính cách tốt, định hướng một đứa trẻ trở thành người biết giúp đỡ người khác".

Trong tự nhiên có những quy luật nếu các bậc cha mẹ hiểu và áp dụng được vào dạy dỗ con cái, chúng rất dễ thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN