Ba cột mốc quan trọng của trẻ 1 tuổi, 6 tuổi, 12 tuổi, cha mẹ cần chú ý
Nếu không muốn con mình có những vấn đề tâm lý bất ổn ở tuổi vị thành niên, cha mẹ nên chú ý tới các cột mốc quan trọng trong quá trình trẻ phát triển.
Có một số cha mẹ than phiền rằng, họ bỗng cảm thấy bất lực, khiếp sợ khi đối mặt với những đứa trẻ mà mình đã nuôi nấng bấy lâu. Từ một đứa trẻ ngoan ngoãn bỗng trở nên nổi loạn, không thể kiểm soát được, nói không nghe, mắng mỏ cũng vô ích.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, điều này có thể là do cha mẹ đã bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để giáo dục tâm lý cho trẻ. Có nhiều vấn đề tâm lý của trẻ là do cách cha mẹ nuôi dạy con cái trước năm 12 tuổi.
Tại Trung Quốc, các câu chuyện đau lòng như cậu con trai 12 tuổi tự tử vì bị mẹ mắng. Nữ sinh có học lực xuất sắc vì bị giáo viên mắng vài câu mà nhảy lầu tự tử. Đứa trẻ nghiện game, viết nhiều nhật ký trên mạng nhảy lầu vì sợ bố mắng.
Điều mà những bậc cha mẹ này có thể không biết là hành vi của con cái họ có liên quan mật thiết đến cách chúng được giáo dục. Trẻ thường có những vấn đề về hành vi hoặc tâm lý bất ổn từ 12 tới 18 tuổi. Trong thời kỳ nổi loạn này, trẻ dễ trốn học, nói dối, nghiện game, mâu thuẫn với cha mẹ, bỏ nhà đi, đánh nhau gây thương tích…
Tuy nhiên, các vấn đề về hành vi và các vấn đề tâm lý liên quan ở lứa tuổi này bắt nguồn từ trước 12 tuổi. Và nó xuất phát từ cách cha mẹ nuôi dạy con cái.
Trước khi quyết định trở thành cha mẹ, bạn đã từng nghĩ về những câu hỏi này chưa?
- Mình có đủ thời gian để đồng hành cùng con lớn lên không?
Nếu bạn đang cần tiền, ưu tiên sự nghiệp, không có thời gian chăm sóc bản thân, có lẽ bạn không thích hợp để có con trong thời điểm hiện tại, nếu không con cái sẽ xem cha mẹ như người xa lạ trong quá trình lớn lên.
- Bạn có đủ kiên nhẫn để đồng hành cùng con không?
Nếu bạn là một người chỉ cần người khác quan tâm đến mình, không muốn quan tâm đến người khác. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn và miễn cưỡng làm những việc đó, trước mắt bạn nên cân nhắc xem mình muốn làm cha mẹ hay không. Việc có một đứa con đòi hỏi bạn phải rất kiên nhẫn để đồng hành cùng con lớn lên.
- Bạn có biết các giai đoạn phát triển tâm lý cơ bản của trẻ không?
Nếu bạn nghĩ rằng, con bạn sẽ lớn lên một cách tự nhiên và thông minh sau khi sinh ra, có lẽ bạn sẽ rất thất vọng. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu bạn không giáo dục con mình, TV và Internet sẽ thay thế bạn làm điều đó. Và khi bạn phát hiện ra con mình có những vấn đề bất ổn thì đã quá muộn.
Con cái cần sự gắn bó với cha mẹ mình dưới 1 tuổi
Nhiều cha mẹ nhận thấy con cái bỗng ghét mình khi bước vào tuổi vị thành niên. Lý do con cái ghẻ lạnh cha mẹ ở tuổi mới lớn là do chúng thiếu đi sự gắn bó với cha mẹ.
Có một nhà tâm lý học từng làm một thí nghiệm thú vị. Họ đặt một con đười ươi con vào một căn phòng lớn có 2 khung sắt, 1 cái để nguyên và 1 cái được bọc vải nỉ giống như một con đười ơi mẹ, trên mặt đất có đồ ăn và đồ chơi.
Sau khi quan sát, người ta thấy con đười ươi con hét lên sợ hãi khi đối diện với một căn phòng xa lạ, sau đó nó trèo lên khung sắt mô phỏng đười ươi mẹ và ôm chặt. Nó chỉ chui ra khi đói và nhanh chóng trèo lên ôm lại.
Thí nghiệm này chứng minh rằng: Những con non cần thức ăn, nhu cầu tiếp theo của chúng là sự gắn bó với người chăm sóc, điều này còn hấp dẫn hơn cả đồ chơi.
Đối với trẻ em, trong vòng 1 tuổi, nếu chúng được cha mẹ thân quen ôm ấp, vuốt ve, chúng có thể từ trạng thái cáu tỉnh chuyển sang bình tĩnh ngay lập tức. Khi cảm giác gắn bó và an toàn được thỏa mãn, em bé sẽ dễ chịu, vui vẻ, ngược lại chúng sẽ tỏ ra cáu kỉnh, bồn chồn.
Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng, nếu một người không có được sự gắn bó này trong thời thơ ấu, họ dễ bị rối loạn nhân cách, hay cáu kỉnh, nhạy cảm và có vấn đề thần kinh.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi (đặc biệt là trong vòng 1 tuổi) nên đảm bảo 1-2 người chăm sóc cố định, không nên thay đổi người chăm sóc thường xuyên.
Cho tới năm trẻ 12 tuổi, hiện tượng bám cha mẹ vẫn còn, tuổi càng nhỏ thì việc muốn gắn bó với cha mẹ càng mạnh mẽ.
Trẻ 6 tuổi cha mẹ cần nói “không”
Một số cha mẹ cảm thấy họ đối xử với con mình rất tốt, nhưng vào một ngày tại sao con mình có thể tự tử chỉ do vài câu nói hay bỏ nhà đi vì không hài lòng.
Sự trưởng thành của trẻ em cần có tình yêu thương, nhưng bản chất và biểu hiện của tình yêu thương không chỉ là sự cho đi, không chỉ là sự thỏa mãn mà khiến cho trẻ cảm thấy hạnh phúc.
Nếu cha mẹ nói "không" với con trước 6 tuổi (chậm nhất là 10 tuổi), trẻ sẽ cảm thấy rất buồn vì bị từ chối. Phản ứng của trẻ lúc này thường là gào khóc, ăn vạ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đợi trẻ dậy thì sau 12 – 14 tuổi mới bắt đầu nói “không”, chúng không còn khóc hay ăn vạ nữa mà sẽ có những hành động nghiêm trọng hơn như bỏ nhà đi, tự tử, đe dọa cha mẹ…Bởi vì lúc đó con cái đã có nhiều khả năng và lựa chọn để đối phó với cha mẹ
Vậy làm thế nào để nói “không” với trẻ?
- Chọn thời điểm trẻ có biểu hiện ngoan cố từ 3 – 5 tuổi
Trước 3 tuổi, tiếng khóc của trẻ thường là biểu hiện của nỗi đau thể xác. Vì vậy, tiếng khóc là báo hiệu, cha mẹ cần giúp trẻ giảm đau và quan tâm đến trẻ. Tuy nhiên, sau khi trẻ được 3 tuổi, tiếng khóc của trẻ đôi khi không còn là nỗi đau thể xác nữa mà là biểu hiện của ý định.
Khi cha mẹ phát hiện ra tâm lý “không bỏ cuộc cho đến khi đạt được mục tiêu” của trẻ, họ nên giáo dục trẻ bằng cách từ chối.
- Môi trường nói “không” nên để trẻ đối mặt với cha mẹ, không phô bày trước mặt người khác
Dù trẻ có đối đầu với cha mẹ ở đâu, bạn cũng đừng nóng giận, hãy đưa trẻ về nhà hoặc tới một góc khuất nào đó để nói “không” và từ chối các yêu cầu của trẻ.
- Khi từ chối trẻ lần đầu, chúng có thể quấy khóc, cha mẹ không nên đánh mắng mà hãy nói lý lẽ
Vì trẻ còn nhỏ nên chưa hiểu được nhiều từ, nhưng chúng có thể thấy được thái độ không nhượng bộ của cha mẹ. Vì vậy, nếu trẻ khóc, bạn có thể ngồi trước mặt nhìn chúng. Ban đầu trẻ sẽ rất buồn và tức giận nhưng sau đó dần dần nguôi ngoai.
Khi trẻ cảm nhận được sự quyết tâm của cha mẹ, chúng sẽ thôi không đòi hỏi nữa.
Nguồn: [Link nguồn]
Sự giáo dục của gia đình tác động rất lớn tới con cái. Nếu may mắn có cha mẹ tốt, con cái sẽ phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu sau này.