9 trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh từ khi còn nhỏ
Việc dạy trẻ những bài học đầu đời không cần chờ đợi quá lâu mà cha mẹ có thể bắt đầu ngay từ khi con còn nhỏ với những trò chơi thực tế và hữu ích dưới đây.
1. Tăng cường đồ chơi màu sắc
Đồ chơi nhiều màu sắc không chỉ khiến bé cảm thấy thích thú mà còn tăng cường sự sáng tạo cho con rất hiệu quả. Cha mẹ có thể chọn mua giấy màu về dán lên tấm bìa các tông rồi cắt thành các hình vuông có kích thước 8 x 8 cm. Tiếp theo, bạn mua vài chiếc kẹp gỗ nhỏ rồi sơn đủ màu để kẹp các ô vuông lên dây cho con tập phân biệt màu sắc. Các bậc phụ huynh hãy nhớ là luôn chơi cùng con nhằm tăng sự tương tác nhé.
2. Buộc dây giày
Cách thực hiện rất đơn giản: hãy vẽ hình một đôi giày lên tấm bìa rồi dùng kéo đục vài lỗ ở vị trí xỏ dây giày. Tiếp theo, bạn luồn 2 sợi dây vào tấm bìa như hình vẽ và hướng dẫn con cách thắt dây giày. Trò chơi này không chỉ khiến con chơi cả giờ không chán mà còn rất thực tế, rèn luyện khả tăng tự lập từ những thứ nhỏ nhất như tự đi giày.
3. Trò chơi hệ mặt trời
Các bậc phụ huynh cắt các loại trái cây khác nhau và trang trí lên đĩa để tạo thành một hệ mặt trời nhỏ như trong hình. Bằng cách này, con không chỉ có một bữa ăn trái cây bổ dưỡng mà còn được tìm hiểu về tên các hành tinh trong hệ mặt trời.
4. Bảng chữ cái tí hon
Vào giai đoạn con bắt đầu học chữ, cha mẹ nên tự làm cho con một bảng chữ cái tí hon để trẻ có thể mang bên người mọi lúc, mọi nơi. Đầu tiên, bạn lấy 2 chiếc cúc cỡ cớn để làm bìa sách, bên trong là một dây dài những ô tròn được cắt khéo léo sao cho chúng nối với nhau. Sau đó, bạn ghi các chữ cái theo thứ tự lên ô tròn rồi gấp chúng lại. Vậy là đã hoàn thành rồi.
5. Dùng trò lego để học toán
Lego là một công cụ hoàn hảo để dạy con giải quyết các bài toán học nhanh chóng và bé cũng dễ hình dung khi mới bắt đầu học môn toán. Ví dụ, bạn có thể dùng Lego để giải thích về phân số và số nguyên.
6. Trò chơi khúc xạ ánh sáng
Ban đầu, để trẻ bắt đầu tiếp cận với những hiện tượng vật lý như khúc xạ ánh sáng, các bậc phụ huynh có thể cắt giấy màu thành nhiều mảnh nhỏ để con dán lên một tấm kính. Đây vừa là cách để con nhận biết màu sắc vừa giúp con có hình dung ban đầu về hiện tượng vật lý này.
7. Xác định khối lượng
Việc lấy ví dụ minh họa thực tế như trong hình sẽ giúp con nhớ các đơn vị đo khối lượng nhanh và dễ dàng hơn. Cha mẹ hãy lấy các túi zip, cho vật nhỏ vào trong túi như gạo hoặc bột rồi ghi khối lượng lên mặt túi. Sau đó, bạn yêu cầu con so sánh sự khác biệt về trọng lượng để trẻ tự nhận biết.
8. Học vẽ với những con số
Đây là phương pháp thú vị vì có sự kết hợp giữa toán học và nghệ thuật sáng tạo. Cha mẹ có thể học trước cách vẽ các con vật, đồ vật từ số rồi sau đó vẽ làm mẫu cho con học theo. Không chỉ khiến con thích thú với toán học, phương pháp này còn kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình vẽ.
9. Chiếc đồng hồ theo lịch làm việc
Chỉ bằng cách cực đơn giản là làm một chiếc đồng hồ to một chút rồi dán những biểu tượng việc cần làm vào các khung giờ như ngủ lúc 12h trưa, ăn bữa phụ lúc 1h, học bài lúc 2h... trẻ sẽ hoàn toàn tự ý thức được tính kỷ luật và những việc cần làm trong ngày rồi tạo thành thói quen tốt.
Nhật Bản có quá nhiều thứ để tất cả mọi người ngưỡng mộ, học tập theo, nhất là về cách giáo dục và nuôi dạy...