9 thần đồng nổi tiếng có nhiều đóng góp nhất cho lịch sử nhân loại
Không phải mọi thần đồng đều thành công khi trưởng thành, nhưng những thiên tài dưới đây đã có rất nhiều đóng góp cho lịch sử nhân loại.
1. Blaise Pascal (1623-1662)
Các lĩnh vực chuyên môn: Toán, khoa học tự nhiên, và triết học
Nhà tư tưởng người Pháp vĩ đại Blaise Pascal bắt đầu nghiên cứu hình học từ khi ở tuổi 12, mặc dù cha ông đã cấm đoán tất cả những nỗ lực học tập đó của ông và vứt bỏ tất cả sách giáo khoa toán học ra khỏi nhà.
Nhưng sau đó cha của Pascal đã dần bị ấn tượng khi con trai ông tái tạo lại các lý thuyết hình học của Euclid, do đó ông bắt đầu mở lòng để chàng trai trẻ tuổi đến các cuộc họp hàng tuần với các nhà toán học ưu tú của Paris. Bước vào tuổi 19, Pascal đã bắt đầu có ý tưởng phát triển dạng máy tính cầm tay, tuy nhiên phát minh này không thực tế trong thời kỳ đó. May mắn thay, thất bại này đã không khiến Pascal trở nên trầm cảm, và ông vẫn tiếp tục cống hiến nhiều thành tựu khoa học. Bên cạnh việc xuất bản các bài báo có ảnh hưởng tiến bộ trong hình học, Pascal đã có những đóng góp đáng kể trong khoa học vật lý, như thí nghiệm áp lực khí quyển và xác định rằng chân không tồn tại bên ngoài khí quyển trái đất. Đóng góp của ông cho triết học bao gồm cuốn "Pascal's Wager" nổi tiếng.
2. Pablo Picasso (1881-1973)
Các lĩnh vực chuyên môn: hội họa, điêu khắc
Mọi người đều biết Picasso đã đạt được sự nổi tiếng và sự thành công trong nghệ thuật khi đã trưởng thành, nhưng ít người biết Picasso còn là một thần đồng. Thực tế, Picasso quan tâm đến việc vẽ tranh thậm chí trước khi ông có thể nói chuyện. Có lẽ đó là lý do tại sao ngay khi có thể bập bẹ nói, cậu bé Picasso đã ngay lập tức bắt đầu yêu cầu cha mình đưa những cây cọ vẽ của ông cho cậu bé. Và khi đến tuổi đi học, Picasso nhún vai nói rằng cậu sẽ chỉ đi học với điều kiện được làm những điều cậu thích. May mắn thay, hiệu trưởng đã nhận ra tài năng của cậu bé và đồng ý với điều kiện của cậu. Nhiều năm sau, nhiều người xem lại những bản vẽ từ thời còn là học sinh của Picasso đã nhận xét cậu bé vẽ như Raphael. Những đóng góp của Picasso đối với nghệ thuật hiện đại rất lớn. Cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tạo ra hơn 22.000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó rất nhiều tác phẩm nổi tiếng và có giá trị.
3. Maria Agnesi (1718-1799)
Các lĩnh vực chuyên môn: Toán học và thiên văn học
Khi Maria Gaetana Agnesi sinh ra ở Milan vào năm 1718, các cô gái trong xã hội Ý trên lớp được dạy nghề may mặc, nghi lễ và tôn giáo, nhưng không hề được dạy chữ. Thật may mắn, cha cô, một nhà toán học, đã nhận ra trí nhớ và tài năng tuyệt vời của Maria về ngôn ngữ và quyết định cho con gái học chữ với hy vọng điều đó sẽ tốt hơn với cô. Khi mới 9 tuổi, Agnesi đã gây ấn tượng với khách mời bằng các bài diễn văn mà cô dịch sang tiếng Latinh. Khi lên 13 tuổi, đã thảo luận về lý thuyết trọng lực của Newton . năm Agnesi 30 tuổi bà đã viết cuốn sách về toán học bao gồm những phát triển mới nhất như tích phân và phân tích. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã viết thư cho Agnesi, khen ngợi công việc của bà và gợi ý bà cho một chức vụ tại Đại học Bologna.
4. Marie Curie (1867-1934)
Lĩnh vực chuyên môn: Vật lý, hóa học và phóng xạ
Sinh ra tại Warsaw, Ba Lan, từ khi 4 tuổi Marie Sklodowska đã tự học cách đọc (tiếng Nga và tiếng Pháp) và là giúp anh chị em của mình học toán. Cũng vào lúc 4 tuổi, cô bắt đầu làm mọi người ngạc nhiên với trí nhớ đáng kinh ngạc của mình, khi nhớ lại các sự kiện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Vì gia đình khó khăn về tài chính, Marie không theo được giấc mơ học đại học, nhưng vào năm 1891, cô đã tới Sorbonne ở Paris. Ở đó cô đã cùng chồng tương lai là Pierre Curie, cùng nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ radium và polonium. Ở tuổi ba mươi, Marie cùng chồng sáng lập ra khoa học phóng xạ, họ đã được trao giải Nobel vật lý. Sau khi Pierre qua đời vào năm 1906, Marie tiếp tục công việc của mình, giành giải Nobel thứ hai về hóa học ở tuổi 44.
5. Felix Mendelssohn (1809-1847)
Các lĩnh vực chuyên môn: Piano, organ, và viết nhạc giao hưởng
Cũng nổi tiếng và được đánh giá cao gần như Mozart, nhà soạn nhạc Đức Felix Mendelssohn thế kỷ 19 đã sớm có năng khiếu về âm nhạc từ khi còn rất trẻ. Mendelssohn bắt đầu học piano từ khi 6 tuổi, trình diễn lần đầu tiên vào năm 9 tuổi, và viết ra tác phẩm đầu tiên của mình khi ông 11 tuổi. Ở lứa tuổi 17 tuổi, ông đã hoàn thành bản giao hưởng lớn "Giấc mộng đêm hè", một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của âm nhạc cổ điển thời kỳ Romantic. Sau đó, vào năm 1835, cha của Mendelssohn qua đời, đây là giai đoạn đau buồn của nhà soạn nhạc. Nhưng thay vì bị trầm cảm và u uất do nghiện rượu, ông lại tiếp tục viết bản "Thánh Paul". Từ đó, ông tiếp tục sáng tác những tác phẩm quan trọng và nổi tiếng, như bản "Hôn lễ tháng ba". Năm 1843, ở tuổi 34, Mendelssohn sáng lập Học viện Âm nhạc ở Leipzig, nơi ông dạy môn nhạc với Robert Schumann.
6. Jascha Heifetz (1901-1987)
Lĩnh vực chuyên môn: Violin maestro
Sự quan tâm của Jascha với âm nhạc đến rất sớm, khi mới tám tháng tuổi, khi cậu bé mỉm cười khi cha mình chơi violong, và nhăn mặt tỏ vẻ không vui khi ông đánh sai. Khi Jascha lên 3 tuổi, cậu bé được nhận cây violin đầu tiên của mình và nhanh chóng yêu thích nó. Jascha bắt đầu được tham gia các buổi hòa nhạc khi mới 5 tuổi. Vào năm 16 tuổi, gia đình Jascha chuyển đến Hoa Kỳ tại đây ông đã trở thành thần tượng âm nhạc của nhiều thế hệ. Heifetz tiếp tục nhiều tour lưu diễn và thu âm vào năm 1970 ông giành được nhiều Grammy trong suốt cuộc đời theo đuổi âm nhạc của mình.
7. John von Neumann (1903-1957)
Các lĩnh vực chuyên môn: Cơ học lượng tử, lý thuyết thông tin, khoa học máy tính
Sinh ra ở Budapest, Hungary von Neumann đã gây kinh ngạc cho người lớn và khiến các cô cậu bé cùng 6 tuổi như cậu rất ghen tị khi biết cách chia số tám chữ số bằng phương pháp tính nhẩm trong đầu, nói bằng tiếng Hy Lạp và ghi nhớ các trang trong sổ điện thoại. Ông đã xuất bản bài báo khoa học đầu tiên của mình khi vẫn còn là một thiếu niên. Sau khi được nhận công việc giảng dạy tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ ông đã đổi sang tên John. Tại Mỹ, ông làm việc về toán học lý thuyết và các dự án thực tế khác nhau, bao gồm phát triển bom hydro và xây dựng một trong những chiếc máy tính đầu tiên.
8. Jean Piaget (1896-1980)
Lĩnh vực chuyên môn: Tâm lý trẻ em
Khi Jean Piaget lớn lên ở Neuchâtel, Thụy Sĩ, sự quan tâm của ông dành cho động vật học, mặc dù rất nhỏ tuổi nhưng Jean có thể ngồi hàng tiếng để quan sát ốc sên, hay gà mái... Nhưng sau này lớn lên sở thích của ông chuyển sang tâm lý học. Lúc này nền tảng từ động vật học của Piaget đã khiến ông tìm ra "giải thích sinh học về tri thức". Cho rằng quan sát trẻ em có thể dẫn đến câu trả lời, ông đã đưa ra một cách mới để làm sáng tỏ những suy nghĩ của trẻ: bằng cách theo dõi, lắng nghe và nói chuyện với trẻ. Piaget đã suy luận rằng tâm trí của một đứa trẻ không phải là một tấm bảng trắng, và từ đây ông đã đưa ra các thử nghiệm các lý thuyết mới về thế giới và cách thức hoạt động. Sau 75 năm nghiên cứu khoa học của ông đã tạo ra những lĩnh vực tâm lý mới như chuyện trò, tâm sự khai thác tâm lý từ trẻ lên 3.
9. Paul Erdős (1913-1996)
Lĩnh vực chuyên môn: Toán học
Paul Erdős đã biết nhân ba chữ số từ khi lên ba tuổi. Lên 4, ông bắt đầu chơi đùa với số nguyên tố và số âm. Không lâu sau, ông tìm ra trò chơi mới là hỏi mọi người về tuổi của họ và sau đó tính toán xem họ đã sống được bao nhiều giây. Ngay từ khi còn nhỏ đã say đắm những con số, Erdős lớn lên và trở thành nhà toán học có năng suất nhất trong lịch sử, tác giả hoặc đồng tác giả cho gần 1.500 bài toán. Trên thực tế, cho đến ngày nay các nhà toán học vẫn cho rằng được cộng tác với Erdős là một điểm rất uy tín và may mắn.
Cậu bé 12 tuổi Jeremy Shuler vừa đỗ vào đại học Cornell, trở thành sinh viên trẻ nhất từ trước tới nay trong hệ thống...