9 khái niệm quan trọng về giáo dục gia đình, phụ huynh nhất định phải đọc
Hầu hết các phụ huynh đều cảm thấy lo lắng và hoang mang khi nuôi dạy con cái vì phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn.
Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của gia đình. Bên cạnh việc học trên lớp thì cha mẹ cũng cần dạy dỗ trẻ khi ở nhà và trở thành tấm gương sáng để trẻ noi theo.
1. Cha mẹ là người đầu tiên chịu trách nhiệm
Việc nuôi dạy con cái là trách nhiệm nhất định phải làm của các bậc phụ huynh. Người đầu tiên chịu trách nhiệm về mọi hành vi của đứa trẻ là cha mẹ. Chỉ khi cha mẹ gần gũi với con cái thì họ mới có thể vun đắp được mối quan hệ tốt đẹp, từ đó định hướng được cho con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
2. Nhất định không dùng bạo lực
Dù là bạo lực bằng hành vi hay lời nói thì cũng gây tổn thương tâm lý lớn đến con trẻ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ phải chịu nhiều bạo lực gia đình sẽ có tỷ lệ phạm tội cao hơn.
3. Tôn trọng và bảo vệ con
Điều kiện tiên quyết trong giáo dục con cái là phải bảo vệ tốt cho con. Với tư cách làm cha mẹ, không đượcc tùy tiện trêu chọc con, không phơi bày những khuyết điểm của con, không đánh đập hay mắng mỏ con ở nơi công cộng.
4. Cho trẻ quyền lựa chọn
Đừng cố gắng áp đặt mong muốn của mình lên con trẻ. Hãy cho con chủ động, tự lập lựa chọn mọi thứ trong cuộc sống của chúng. Cha mẹ chỉ có nhiệm vụ đưa ra lời khuyên về sự lựa chọn của con và con phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.
5. Hỗ trợ tinh thần quan trọng hơn vật chất
So với việc mang lại cho trẻ một cuộc sống vật chất đủ đầy thì cha mẹ hỗ trợ cho con về mặt tinh thần quan trọng và có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ rất nhiều. Giáo dục tâm lý trẻ em bao gồm: cảm xúc, tính cách, sự tôn trọng… Đây chính là nền tảng tâm lý cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
6. Tính cách quyết định tương lai của con
Thực tế có nhiều gia đình nặng về thành tích, chỉ quan tâm đến những gì con đạt được mà không chú ý phát triển tính cách cho con. Việc rèn luyện tính cách cho trẻ nên được thực hiện bởi người cha và việc giáo dục cần được thực hành trong nhiều năm trước khi trẻ 12 tuổi, một khi tính cách được hình thành trong giai đoạn đầu này, nó sẽ ổn định suốt đời.
7. Khám phá ra điểm mạnh của trẻ
Đừng dùng cụm từ “con nhà người ta” để giáo dục con mình. Cho dù trẻ bao nhiêu tuổi thì điều khiến chúng vui nhất chính là sự công nhận của cha mẹ. Hãy luôn động viên con trong mọi việc, mọi hoàn cảnh để con phát triển tối đa sở thích và đam mê của mình.
8. Luôn là tấm gương sáng cho con
Cha mẹ sẽ là người bạn đồng hành lớn lên cùng con cái. Mọi hành động, lời nói và cách sống của cha mẹ đều được con cái quan sát và học theo. Vậy nên, giáo dục con cái cũng là rèn luyện những đức tính và thói quen tốt cho chính mình.
9. Không áp đặt mong muốn của bản thân lên trẻ
Với mỗi cá nhân, điều hạnh phúc nhất là được làm chính mình. Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách và đặc điểm riêng. Cha mẹ không nên áp đặt mơ ước của mình lên con cái, bắt con thực hiện mơ ước còn dang dở của mình. Hãy để con tự do phát triển toàn diện, cha mẹ chỉ cần ở bên cạnh quan sát và đưa ra những định hướng đúng đắn cho con.
Nguồn: [Link nguồn]
Hãy điều chỉnh những hành vi này của con trước khi bé 6 tuổi, nếu không, khi bé lớn hơn, việc thay đổi càng trở nên khó khăn.