9 hành vi của cha mẹ "giết chết" sự thành công của con
Vội vàng giải cứu ngay khi trẻ chớm gặp khó khăn có thể khiến chúng không thể học được cách tự vượt qua thử thách.
Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Tim Elmore, chuyên gia lãnh đạo, tác giả của nhiều cuốn sách tâm lý học bán chạy nhất đã phát hiện ra một số sai lầm chính mà các bậc cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con cái. Những việc làm này có thể làm giảm sự tự tin của con, hạn chế cơ hội để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Là bậc cha mẹ, bạn cần tránh những sai lầm dưới đây:
1. Không tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm rủi ro
Chúng ta sống trong một thế giới mà hiểm nguy rình rập khắp nơi. Ám ảnh " an toàn là trên hết" càng làm cho nỗi lo sợ mất con của các bậc cha mẹ trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh thường làm mọi thứ có thể để bao bọc bọn trẻ.
Bảo vệ con cái đúng là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tách biệt con khỏi những cơ hội trải nghiệm lành mạnh.
Các chuyên gia tâm lý ở châu Âu khám phá ra rằng những trẻ không được ra ngoài chơi và chưa bao giờ được phép trải nghiệm những sự cố như trầy xước ở chỗ này, bị thương ở chỗ kia, khi lớn lên thường đối mặt với nhiều sợ hãi.
Ảnh minh hoạ
Phỏng vấn những người trẻ tuổi chưa bao giờ chơi trò leo trèo và đánh đu trên các thanh ngang và thanh dọc ở sân chơi trẻ em phát hiện nhóm người này sợ các nguy cơ rất bình thường và sợ đưa ra cam kết. Sự thật là trẻ cần vấp ngã vài lần để nhận ra rằng ngã là chuyện bình thường. Đau chính là người thầy cần thiết. Chính vì vậy, căn bệnh hủi là một thảm họa. Nó khiến cơ thể mất cảm giác đau, và khi thiếu cảm nhận về cái đau, nạn nhân có thể bị bỏng hay dẫm lên đinh nhọn mà không hề hay biết, họ chỉ nhận ra tổn thương hay nhiễm trùng khi đã quá muộn.
Cảm giác đau là một phần của sức khỏe và sự trưởng thành. Cũng vậy, thông qua đổ vỡ tình cảm với bạn khác giới, thanh thiếu niên sẽ hiểu được rằng, cảm xúc chín chắm là rất cần thiết để một mối quan hệ có thể tồn tại lâu dài.
Khi cha mẹ loại bỏ hết các nguy cơ trong cuộc sống của con, trẻ có thể trở thành người bên ngoài thì tự cao nhưng thẳm sâu bên trong lại rất thiếu tự trọng. Nguyên nhân là do rất nhiều 'thành công' của trẻ chỉ là trò phô diễn và không hề mang lại điều gì ý nghĩa cho cuộc đời của đứa trẻ.
2. Cần con thể hiện tình cảm với mình
Nhà giáo dục của Đại học Bang Michigan, Kendra cho rằng, việc bắt trẻ thể hiện tình cảm gượng ép hoặc thể hiện tình cảm khi chúng không thoải mái sẽ khiến trẻ nghĩ rằng đôi khi mình không được toàn quyền quyết định cơ thể mình.
Trẻ sẽ cảm thấy mục đích chính của nó trong cuộc sống là làm hài lòng người khác. Con bạn có thể cảm thấy nhu cầu của bản thân chỉ là thứ yếu và mình không có quyền riêng tư.
Cách nuôi dạy con sai lầm sẽ khiến sau này lớn lên, đứa trẻ nghĩ bản thân vô dụng khi không làm hài lòng người khác. Con bạn dễ cảm thấy bất an và đánh giá thấp giá trị bản thân.
3. Tự làm mọi thứ
Nhiều bố mẹ thường không muốn con làm việc nhà vì sợ sẽ làm vỡ, làm hỏng cái gì đó. Họ giành làm luôn mọi thứ cho con, chẳng hạn nhiều bà mẹ tự rửa bát, giành việc sắp xếp hành lý, đóng gói vali với con vì sợ con quên, bỏ sót thứ gì đó.
Bố mẹ tự làm thì mọi việc sẽ nhanh hơn. Nhưng nếu trẻ được tự làm thì sẽ học thêm kỹ năng sống, xử lý mọi việc độc lập. Đôi khi trẻ có thể gây rối, làm mọi việc đổ bể nhưng chính từ những kinh nghiệm đó, chúng mới rút ra được bài học.
Ảnh minh hoạ
4. Ứng cứu quá nhanh
Thế hệ trẻ ngày nay không phát triển được một số kỹ năng mềm mà thế hệ 30 năm trước trẻ em làm được bởi người lớn luôn chăm sóc cặn kẽ mọi vấn đề. Khi giải cứu con quá nhanh trước những vấn đề và để chúng quen với "sự giúp đỡ", cha mẹ đã vô tình tước đi của con khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
Ứng cứu con quá nhanh chỉ có tác dụng ngắn hạn và không thể giúp con tự trang bị cho mình kỹ năng lãnh đạo. Không sớm thì muộn, trẻ sẽ quen với suy nghĩ: "Khi mình vấp ngã hoặc thất bại, người lớn sẽ làm mọi thứ trở nên suôn sẻ và dọn dẹp hậu quả từ hành vị sai trái của mình". Đó chắc chắn là điều không cha mẹ nào mong muốn.
5. Khen ngợi quá dễ dàng
Xu hướng đề cao lòng tự tôn xuất hiện từ khi thế hệ sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên nó bén rễ vào hệ thống giáo dục (Mỹ) từ những năm 1980.
Tham gia vào một trận bóng chày và bạn sẽ nhận thấy tất cả đều là người thắng cuộc. Tư duy "ai cũng có cúp" có thể khiến cho bọn trẻ cảm thấy bản thân đặc biệt.
Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng phương pháp này cho ra những kết quả ngoài dự kiến. Sớm muộn gì những đứa trẻ cuối cùng sẽ nhận ra chỉ có bố hoặc mẹ là những người duy nhất cho rằng chúng tuyệt vời bởi vì ngoài họ ra không ai nói như thế với lũ trẻ. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ rằng lời khen này làm cho chúng vui thích trong chốc lát, nhưng hoàn toàn không có mấy liên quan tới thực tế.
Khi chúng ta khen ngợi trẻ quá dễ dàng và phớt lờ những hành vi xấu, bọn trẻ cuối cùng sẽ tiêm nhiễm vào đầu thói gian lận, phóng đại và nói dối và né tránh những tình huống khó khăn. Lý do là bởi trẻ không được tạo điều kiện để đối mặt với điều đó.
Ảnh minh hoạ
6. Bắt con chịu trách nhiệm với cảm xúc của cha mẹ
Đúng là việc đổ lỗi sẽ làm tăng khả năng kiểm soát đối với trẻ và giảm gánh nặng nuôi dạy con của một phụ huynh độc đoán. Đứa trẻ dễ quản lý hơn nhưng chất đầy nỗi sợ hãi, ràng buộc về đạo đức. Con sẽ chọn hướng dễ dàng vì chúng yếu hơn.
Lớn lên, chúng chỉ co ro trong một giới hạn vì nỗi sợ đã lấn át tất cả. Đứa trẻ trở thành một người ngoan ngoãn nhưng không tự do và hạnh phúc.
7. Quản lý tất cả hoạt động của con
Nhìn con tự làm mọi thứ theo cách riêng có thể khiến bố mẹ lo lắng vì sợ sẽ làm không đúng. Nhiều bố mẹ muốn mọi việc đi đúng quỹ đạo nên quản lý mọi hoạt động của con, yêu cầu con báo cáo tất cả những gì đã làm.
Chẳng hạn trẻ muốn mặc bộ nào đó đi chơi với bạn, bố mẹ cũng phải quản lý và đưa ra ý kiến. Tư tưởng này rất có hại, khiến trẻ ý lại, phụ thuộc vào người lớn. Trẻ cần được bố mẹ cho cơ hội để cư xử có trách nghiệm với hành động của bản thân.
8. Không dám chia sẻ về sai lầm của mình
Những trẻ em phát triển tốt luôn muốn tự mình trải nghiệm và khám phá. Là cha mẹ, bạn cần định hướng cho con tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc chia sẻ với con cái những sai lầm của bạn khi ở độ tuổi của chúng giúp con học cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn (tránh những bài học kinh nghiệm tiêu cực như hút thuốc, uống rượu bia, ma túy…).
Ngoài ra, trẻ cần chuẩn bị đối mặt với những hậu quả từ quyết định của mình. Việc cha mẹ chia sẻ cảm giác khi trải qua trải nghiệm tương tự giúp con rút ra bài học. Cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà phải là ảnh hưởng tốt nhất.
Ảnh minh hoạ
9. Không làm gương tốt
Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm sống như cách chúng ta muốn con cái chúng ta sẽ sống, để trẻ có thể trở thành con người nghị lực, đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.
Với vai trò là người định hướng trong gia đình, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con bằng cách chỉ nói chân thật-những lời nói dối dù là vô hại cũng có thể hủy hoại nhân cách của trẻ.
Ví dụ, nếu cha mẹ không gian dối thì bọn trẻ con sẽ hiểu chúng không được làm như vậy. Hãy chỉ cho con ý nghĩa của hành động cho và nhận bằng cách cùng con tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng.
Hãy cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ về đạo đức vì con bạn sẽ đủ tinh tế để nhận ra chúng. Ví dụ nếu bạn không tìm cách đi đường tắt, các con sẽ hiểu rằng chúng không được phép làm điều đó. Hãy cho trẻ thấy ý nghĩa của việc vui vẻ cho đi không hề tính toán bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng. Hãy góp sức mình để cuộc sống của những người bạn gặp trở nên tốt đẹp hơn, rồi con bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của việc làm này và vui vẻ tiếp bước cha mẹ.
Kỷ luật sẽ đưa bạn tới nơi mà động lực không làm được và nó sẽ mang lại những kết quả vượt ngoài tưởng tượng của bản thân.
Nguồn: [Link nguồn]